Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Tận dụng các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), 3.769 hộ dân vùng bãi ngang huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên từng bước làm giàu.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Vườn rau ngót của gia đình anh Hà - chị Thương (thôn Nam Văn, xã Thạch Văn) cho thu nhập 200.000 đồng/ngày

Năm 2018, được địa phương khâu nối, gia đình anh Phạm Viết Hà (thôn Nam Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà) đã đứng ra vay vốn của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà để cải tạo vườn tạp và phát triển kinh tế vườn.

Với số vốn vay 30 triệu đồng, anh Hà thuê máy móc san ủi mặt bằng, mua máy bơm để xây dựng hệ thống tưới và mua cây giống để “phủ xanh” khu vườn rộng 1.500 m2 bằng cây rau ngót. Chỉ sau một thời gian ngắn, vườn rau ngót của gia đình anh Hà đã đưa lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Anh Phạm Viết Hà quy hoạch lại vườn, đào ao thả cá để phát triển kinh tế

Anh Phạm Viết Hà cho biết: “Chiều tối, 2 vợ chồng lại ra vườn hái rau ngót, 4h sáng thì vợ tôi chở lên thành phố nhập cho các thương lái. Trung bình mỗi ngày, gia đình thu nhập 200.000 đồng từ tiền bán rau. Cũng nhờ vốn vay từ Ngân hàng CSXH, chúng tôi có cơ hội cải tạo vườn và phát triển kinh tế như hiện nay”.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Chị Bùi Thị Thảo (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn) vay 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH phát triển mô hình chăn nuôi gà

Gia đình chị Bùi Thị Thảo (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn) cũng vay 50 triệu đồng của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà để phát triển mô hình chăn nuôi gà.

Chị Thảo cho biết: “Sau khi vay vốn, tôi đầu tư xây 3 chuồng gà tại vườn và thả nuôi hơn 1.000 con gà. Cứ 3 tháng, gà xuất chuồng 1 lần, mang về cho gia đình từ 7 – 10 triệu đồng. Nuôi gà hiệu quả nên hiện nay, tôi dự định sẽ xây thêm chuồng trại để thả nuôi thêm”.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

70% vốn vay Ngân hàng CSXH được người dân các xã bãi ngang Thạch Hà dùng để xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi.

Thực tiễn cho thấy, ngoài việc hỗ trợ vay vốn, Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà còn tích cực tư vấn người dân xây dựng các mô hình kinh tế gắn với thế mạnh vùng miền. Tại xã Thạch Trị – một trong những địa phương có dư nợ lớn nhất trên địa bàn toàn huyện, thông qua vốn vay của Ngân hàng CSXH, địa phương đã xây dựng được 62 mô hình kinh tế, 15 vườn mẫu cho thu nhập cao.

Ông Nguyễn Hồng Loan – Bí thư Đảng ủy xã Thạch Trị cho hay: “Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân các xã bãi ngang. Từ nguồn vốn này, các hộ dân đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.

Hơn 144 tỷ đồng giúp người dân vùng bãi ngang Hà Tĩnh phát triển kinh tế

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà thẩm định hồ sơ cho người dân vay vốn

Theo thống kê của Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà, thông qua nhiều chính sách cho vay tín dụng nông nghiệp, nông thôn, đơn vị đã hỗ trợ 3.769 hộ dân ở 8 xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà vay vốn phát triển kinh tế với tổng dư nợ đạt hơn 144 tỷ đồng; bao gồm các xã: Thạch Văn, Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn.

Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà Phạm Ngọc Cương cho biết: “Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề của dự án mỏ sắt Thạch Khê nên việc phát triển kinh tế đã từng rất khó khăn. Mặc dù vậy, khoảng 2 năm trở lại đây, nhờ sự định hướng của chính quyền địa phương, người dân đã chú trọng đầu tư phát triển kinh tế”.

Theo đó, số hộ vay và tổng vốn vay ở các xã vùng bãi ngang hiện đang thuộc tốp cao trong toàn huyện. Trong đó, 70% nguồn vốn để phát triển chăn nuôi; 20% nguồn vốn nuôi trồng thủy sản và 10% để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Đặc biệt, có 6/8 xã vùng bãi ngang huyện Thạch Hà không để phát sinh nợ quá hạn.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.