Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

(Baohatinh.vn) - Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.

bqbht_br_adji-0632.jpg
Để phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2005, dự án SuMa (do tổ chức phi chính phủ Đan Mạch tài trợ nguồn lực) được triển khai để xây dựng vùng nuôi tôm nội đồng có diện tích là 30,5 ha, gồm 105 ao nuôi tập trung tại vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Đỉnh Bàn cũ) nay thuộc xã Thạch Khê.
Từ năm 2006 - 2015, các hộ nuôi tôm đạt 100% diện tích, góp phần nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, đến năm 2016, sau sự cố môi trường biển cùng sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng, việc nuôi trồng dần không mang hiệu quả nên một số hộ dân đã chuyển sang việc làm khác.

Từ năm 2006 - 2015, các hộ nuôi tôm đạt 100% diện tích, góp phần nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, đến năm 2016, sau sự cố môi trường biển cùng sự xuống cấp của hệ thống hạ tầng, việc nuôi trồng dần không mang hiệu quả nên một số hộ dân đã chuyển sang việc làm khác.

bqbht_br_adji-0635.jpg

Qua khảo sát thực tế, hiện nay, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn như hệ thống kênh cấp, thoát nước, đường nội đồng tại khu vực xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

bqbht_br_a221f10f5dd056b5b32143.jpg

Nhiều hồ nuôi tôm bị bỏ hoang.

bqbht_br_adji-0620.jpg

Cơ sở vật chất hư hỏng, nhếch nhác.

bqbht_br_adji-0612.jpg

Đến nay, tại vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn chỉ còn 12 hộ tham gia nuôi tôm với diện tích 7,2 ha.

Nằm liền kề khu vực nuôi trồng thủy sản là diện tích 30,8 ha đất làm muối đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nhằm phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm.

Nằm liền kề khu vực nuôi trồng thủy sản là diện tích 30,8 ha đất làm muối đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nhằm phù hợp với quy hoạch định hướng phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm.

adji-0596.jpg
Tuy nhiên, trên toàn bộ diện tích này, hạ tầng kênh cấp, thoát nước và đường giao thông nội bộ vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển sản xuất của người dân.
bqbht_br_adji-0607.jpg
bqbht_br_adji-0605.jpg
bqbht_br_adji-0606.jpg
Những ruộng muối bỏ hoang, cơ sở vật chất xuống cấp, cỏ dại mọc um tùm.
aimg-0770.jpg
aimg-0776.jpg
aimg-0781.jpg
Trên cánh đồng chỉ còn lác đác một số người vẫn còn gắn bó với nghề muối.
bqbht_br_adji-0591.jpg
Ông Trần Quang Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Khê cho biết: “Sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, một trong những ưu tiên hàng đầu của cấp ủy, chính quyền xã là tập trung khai thác các tiềm năng lợi thế về tự nhiên để xây dựng các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Việc đầu tư xây dựng dự án nuôi trồng thủy sản tập trung Thạch Bàn theo hướng hình thành vùng nuôi tập trung, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất là hết sức cấp thiết”.
Thực hiện Quyết định 467 của Thủ tướng về việc đầu tư các dự án "Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá" và dự án "Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản" tại 4 tỉnh miền Trung, sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, vừa qua, UBND xã Thạch Khê đã có văn bản đề xuất cơ quan có thẩm quyền quan tâm, ưu tiên lựa chọn và quyết định đầu tư dự án vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn.

Thực hiện Quyết định 467 của Thủ tướng về việc đầu tư các dự án "Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá" và dự án "Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản" tại 4 tỉnh miền Trung, sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, vừa qua, UBND xã Thạch Khê đã có văn bản đề xuất cơ quan có thẩm quyền quan tâm, ưu tiên lựa chọn và quyết định đầu tư dự án vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn.

adji-0594.jpg
Việc đầu tư sẽ tập trung vào một số hạng mục như: xây dựng hệ thống kênh cấp, thoát nước với tổng chiều dài khoảng 5,3km (kênh cấp 3,2km, kênh thoát 2,1km); xây dựng 2 tuyến đường giao thông có tổng chiều dài khoảng 3,3km phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt, trong đó, tuyến chính dài khoảng 2,1km, điểm đầu nối với đường trục chính của xã, điểm cuối đấu nối với tuyến đê Hữu Phủ tại cống số 1 và các tuyến đường nội đồng kết nối tuyến chính dài khoảng 1,2km.
Clip: Thực trạng tại dự án vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn.

Nếu được tỉnh quan tâm bố trí nguồn lực đầu tư sẽ tạo điều kiện cho địa phương trong tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút đầu tư, cơ giới hóa, hình thành vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, việc đầu tư vào vùng nuôi trồng thủy sản còn hướng tới mục tiêu giảm khai thác tự nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế tự nhiên của xã Thạch Khê.

Đặc biệt, dự án sẽ góp phần đưa quỹ đất gần 40 ha đang hoang hóa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hơn 100 hộ dân có đất trong vùng dự án thông qua hình thức liên kết, hình thành hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp và thụ hưởng các chính sách khác của Nhà nước cũng như hình thành vùng nguyên liệu tập trung phục vụ du lịch biển Thạch Khê và xuất khẩu

Ông Trần Quang Hưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Khê.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),