Về Hà Tĩnh

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống
Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Được cha ông trao truyền những di sản văn hóa đồ sộ, quý giá đã gạn lọc qua hàng nghìn năm, trong suốt quá trình lãnh đạo phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, lấy “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, trở thành mục tiêu, động lực của sự phát triển.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

...

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Đề cương Văn hóa Việt Nam do đồng chí Trường Chinh khởi thảo và công bố năm 1943 là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, có vai trò định hướng nhận thức và phương châm hoạt động văn hóa, văn nghệ của toàn Đảng, toàn dân.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Đề cương đã nêu lên 3 nguyên tắc cơ bản, đó là “dân tộc hóa”, “đại chúng hóa” và “khoa học hóa” trong xây dựng nền văn hóa mới. Đề cương xác định văn hóa là một trong 3 mặt trận cách mạng: chính trị, kinh tế và văn hóa. Đề cương Văn hóa 1943 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển hệ thống lý luận, tư tưởng của Đảng về văn hóa. Thực tiễn cách mạng gần 80 năm qua, Đảng ta đã luôn kiên trì lãnh đạo và phát triển nền văn hóa nước ta theo 3 nguyên tắc cơ bản ấy, luôn đề cao vai trò “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, từ đó cụ thể hóa và phát triển tư tưởng của Đảng về văn hóa lên một tầm cao mới.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Bác Hồ với các nghệ sĩ Đoàn Ca múa nhân dân. Ảnh tư liệu

Ngày 16/7/1998, Đảng tiếp tục ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong bối cảnh thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới đất nước với nhiều thuận lợi lẫn khó khăn, thách thức, Nghị quyết Trung ương 5 đặt ra 2 yêu cầu rõ ràng, cấp bách: Xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến”, “đậm đà bản sắc”. Nghị quyết đưa ra các quan điểm chỉ đạo cơ bản có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, có sự đổi mới, trong đó, 2 quan điểm đầu tiên mà hầu như ai cũng nhớ là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH; nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết ra đời như một luồng gió mới thổi vào đời sống, lan tỏa, thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên những phong trào rộng lớn, những nhân tố mới, điển hình mới trong mọi lĩnh vực.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nhandan.vn

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

6 năm sau, ngày 9/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Mục tiêu của nghị quyết là xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong các quan điểm của nghị quyết, quan điểm: Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa được đặt lên hàng đầu.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII một lần nữa nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước, gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó, phát triển KT-XH là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, bảo đảm QPAN là trọng yếu, thường xuyên”.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Ảnh: Thu Hà

Hệ thống các văn bản nói trên của Đảng, chung quy đều vì mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam mang đầy đủ nội hàm: dân tộc (đậm đà bản sắc), khoa học (yếu tố hiện đại, tiên tiến, hội nhập) và đại chúng (toàn dân hưởng thụ và sáng tạo, vì con người, do con người). Đảng đã nhân lên sức mạnh to lớn của truyền thống văn hóa, thổi bùng những khát vọng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của toàn dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, làm cho văn hóa trở thành “sức mạnh mềm” nội sinh, nâng tầm đất nước.

Là vùng đất có “mạch ngầm” văn hóa lâu đời, tiếp biến không ngừng nghỉ theo hành trình phát triển đất nước, Hà Tĩnh thực sự đã lấy “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Ngày 7/10/1945, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo thành lập Liên đoàn văn hóa cứu quốc. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu thanh toán nạn mù chữ, năm 1949 được Bác Hồ gửi thư khen. Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, “sản xuất là khóa, văn hóa là chìa”, văn hóa đã tạo sức mạnh tinh thần lớn lao để Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tái thiết nước nhà.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Bức chân dung được Bác Hồ gửi tặng ngày 19/5/1969 ghi dòng chữ: “Thân ái gửi lời khen Nhân dân và cán bộ xã Cẩm Bình đã làm tốt công tác giáo dục văn hóa” hiện vẫn đang được lưu giữ trong phòng truyền thống của xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên). Ảnh: Phan Trâm

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Ông Đặng Duy Báu - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định: “Truyền thống văn hóa và cách mạng, trong đó nổi bật, xuyên suốt là tính nhân văn và tinh thần sáng tạo của người Hà Tĩnh đã được các thế hệ lãnh đạo tỉnh quan tâm, phát triển lên một tầm cao mới. Từ các đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Nguyễn Tiến Chương, Trần Quang Đạt trong kháng chiến chống Mỹ cho đến các thế hệ lãnh đạo tỉnh thời kỳ đổi mới và cấp ủy, chính quyền các cấp hiện nay. Trong mưa bom bão đạn, “tiếng hát át tiếng bom”, văn học nghệ thuật ở Hà Tĩnh được coi là một mặt trận, giáo dục vẫn là điểm sáng. Thời kỳ đổi mới, Hà Tĩnh tập trung phát triển văn hóa, giáo dục, tạo cơ chế để phát huy sức mạnh văn hóa làng xã, bảo tồn các di sản, khơi dậy nguồn lực văn hóa, con người. Đặc biệt, tiềm năng, lợi thế, sức mạnh của người Hà Tĩnh được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhấn mạnh, đề cao”.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhận rõ sức mạnh to lớn của văn hóa, Đảng bộ Hà Tĩnh đã nhanh chóng đón nhận các nghị quyết, chính sách của Trung ương và cụ thể hóa thành các chương trình hành động, quyết sách để khơi nguồn lực nội sinh của văn hóa, thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ của Nhân dân, từng bước đưa tỉnh nhà phát triển.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chúc mừng thành công của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh trong kỳ Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2021. Ảnh: Đình Nhất

Ngày 5/10/1998, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Ngày 30/9/2014, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 1347/Ctr-TU thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Tiết mục "Mắm muối nên duyên” do Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh dàn dựng giành giải Bạc Hội diễn Đàn hát dân ca 3 miền do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) tổ chức tháng 12/2021.

Ảnh: Thiên Vỹ

Ông Bùi Đức Hạnh, nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đánh giá: “Tiếp theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết 33-NQ/TW là một sáng tạo, nâng tầm nhìn chiến lược của Đảng về văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa. Văn hóa Hà Tĩnh thời kỳ này có bước phát triển. Nét mỹ tục được khơi trong, nếp văn minh được xây dựng. Phong trào xây dựng làng văn hóa, thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hóa phát triển rộng khắp. Các di sản văn hóa tiếp tục được bảo tồn: dân ca ví, giặm trở thành di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, ca trù được bảo vệ khẩn cấp, Mộc bản Trường Lưu trở thành di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới. Chúng ta biết ơn các thế hệ cha ông, biết ơn các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên đã khơi dậy sức mạnh cội nguồn của văn hóa để xây dựng nên một Hà Tĩnh năng động và giàu bản sắc như hôm nay”.

...

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Với truyền thống văn hóa lâu đời, giàu bản sắc, Nhân dân Hà Tĩnh đã đón bắt tinh thần các nghị quyết Đảng, nhanh chóng biến thành hành động cách mạng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần tạo ra những hệ giá trị mới, hướng tới mục tiêu xây dựng, bồi đắp những tố chất của con người Hà Tĩnh thời kỳ mới. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ứng xử văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh… được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm. Đặc biệt, năm 2016, Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ra đời đã tác động sâu sắc đến đời sống các tầng lớp nhân dân Hà Tĩnh, trở thành một phong trào thi đua rộng lớn, sôi nổi học và làm theo Bác trong nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

CLB Dân vũ thôn Trung Thành biểu diễn tại lễ khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên). Ảnh: Phan Trâm

Phong trào “Người tốt, việc tốt”, “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa”, “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”, “Phong trào khuyến học, khuyến tài”… đã tạo môi trường tốt để những “hạt mầm văn hóa” trong mỗi con người, mỗi gia đình được nảy nở, phát triển, trở thành điển hình lan tỏa trong cộng đồng, từ đó góp phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện văn hóa ứng xử của con người Hà Tĩnh.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

UBND tỉnh Hà Tĩnh vinh danh 61 cá nhân, tập thể đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2016-2020. Ảnh: Đình Nhất

Ông Lê Xuân Chương - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Châu (Lộc Hà) chia sẻ: “Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về văn hóa, người dân phấn khởi, đồng tình và chung sức tạo nên những phong trào, hoạt động sôi nổi, hiệu quả và rộng khắp. Đặc biệt, phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT được các tổ chức, đoàn thể địa phương phát động, tạo được sự phát triển bền vững, góp phần động viên, cổ vũ các phong trào phát triển sản xuất, xây dựng NTM trên mỗi địa bàn dân cư”.

...

Ở Hà Tĩnh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” hòa quyện với phong trào xây dựng NTM - đô thị văn minh, tạo nên sự thay đổi căn bản diện mạo các thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, củng cố hệ thống chính trị, nhân lên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều vùng quê đáng sống như: Tượng Sơn (Thạch Hà), Tùng Ảnh (Đức Thọ), Hương Trà (Hương Khê), Tiên Điền (Nghi Xuân), Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh), Đức Lĩnh (Vũ Quang), Thạch Châu (Lộc Hà), Cẩm Bình (Cẩm Xuyên)… đồng thời cũng là những địa chỉ văn hóa thu hút du khách tìm về. Khi được các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước khơi nguồn, dòng chảy văn hóa sẽ được bồi đắp dồi dào, trở thành nội lực to lớn. Chưa bao giờ các hoạt động xã hội hóa xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao, bảo tồn di sản vật thể và phi vật thể lại phát triển mạnh mẽ như thời gian qua.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Lễ hội cầu ngư Nhượng Bạn (Cẩm Xuyên) - một trong những lễ hội đặc sắc của Hà Tĩnh. Ảnh: Khôi Nguyễn

20 năm gần đây, Hà Tĩnh đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng và nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở. Đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 200/216 xã, phường có hội trường đa năng đạt chuẩn (đạt 92,5%), 189/216 xã, phường có khu thể thao đạt chuẩn (đạt 87,5%); 1.856/1.965 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt chuẩn (đạt 94,4%), 1.686/1.965 thôn, tổ dân phố có khu thể thao đạt chuẩn (đạt 85,8%). Trong 5 năm (2015-2019), toàn tỉnh đã huy động được 670 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo các di tích.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống
Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Nhiều CLB thể thao được thành lập tại các nhà văn hóa cộng đồng giúp người dân có các sân chơi bổ ích. Ảnh: PV

Ông Phương Đình Anh - Phó Chánh Văn phòng NTM Hà Tĩnh cho rằng: “Đích cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tôi rất ngạc nhiên vì thấy nhiều vùng quê Hà Tĩnh thay da đổi thịt, đẹp lên rất nhanh và rất nhiều. Cơ sở vật chất văn hóa của Hà Tĩnh vượt lên so với mặt bằng các tỉnh. Chất lượng các phong trào văn hóa, thể thao ở Hà Tĩnh rất tốt. Nhân dân hồ hởi, phấn khởi, thi đua xây dựng NTM nâng cao. Đó cũng chính là nét văn hóa của người Hà Tĩnh”.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Đường làng ngõ xóm ở thôn Châu Nội, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ). Ảnh: Thanh Hoài

Trong số các nghị quyết HĐND tỉnh thời gian gần đây, thì Nghị quyết số 93/2018/NQ-HĐND, ngày 16/7/2018 về “Bảo tồn và phát huy các các giá trị di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, Truyện Kiều, Mộc bản trường học Phúc Giang và Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo” thực sự là “cú hích” lớn, khơi dậy mạnh mẽ phong trào bảo tồn các di sản văn hóa ở Hà Tĩnh. Thực hiện Nghị quyết 93 của HĐND tỉnh, hằng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ các CLB ca trù thành lập mới 100 triệu đồng, duy trì hoạt động 30 triệu đồng; mỗi CLB ví, giặm ra mắt được hỗ trợ 30 triệu đồng, duy trì hằng năm 5 triệu đồng; các nghệ nhân ưu tú và nghệ nhân nhân dân được hỗ trợ hằng tháng từ 1-1,5 triệu đồng. Huyện Nghi Xuân còn ban hành Nghị quyết 134/NQ-HĐND quy định hỗ trợ cho các CLB ca trù - trò Kiều có đóng góp sản phẩm và hoạt động hiệu quả mỗi CLB 50 triệu đồng/năm; các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian có đóng góp sản phẩm và hoạt động hiệu quả cho phong trào địa phương 6 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2019 đến nay, ngân sách tỉnh chi cho việc chính sách bảo tồn di sản theo Nghị quyết 93 của HĐND tỉnh là hơn 7,9 tỷ đồng.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống

Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Ban (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) tâm đắc: “Các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đã thổi một luồng gió mới, tạo ra động lực mới cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở và những người sáng tác như tôi. Nhận thức về công tác văn hóa được nâng lên, các giá trị văn hóa được thẩm thấu vào đời sống. Cấp ủy, chính quyền các cấp thật sự quan tâm đến văn hóa. Phong trào sáng tác, tập luyện, biểu diễn ví, giặm, ca trù diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương. Chúng tôi được động viên, khích lệ rất nhiều”.

...

Coi văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển, tập trung xây dựng văn hóa, con người Hà Tĩnh, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà đã nhân lên “sức mạnh mềm” to lớn, làm giàu có thêm những di sản của cha ông, trao truyền lại kho báu vô giá cho muôn đời sau.

Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống
Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống
Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống
Nhân lên “sức mạnh mềm” văn hóa, khơi dậy khát vọng con người Hà Tĩnh (bài 2): Đảng khơi nguồn khát vọng, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống
(Còn nữa)

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).