Về nguồn Giỗ Tổ - hành trình của muôn triệu trái tim

(Baohatinh.vn) - Mỗi độ tháng Ba âm lịch, người dân Hà Tĩnh cùng với hàng triệu trái tim con dân nước Việt lại rộn ràng hướng về đại lễ có từ ngàn xưa - Giỗ Tổ Hùng Vương, với tấm lòng thành kính, biết ơn.

Các Vua Hùng đã có công dựng nước…

Tiết Thanh minh với tôi không chỉ “lễ là tảo mộ” mà còn là lời hẹn về với cội nguồn của dân tộc: Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Hằng năm, cứ đến 10/3 âm lịch, tôi lại cùng hàng nghìn người Hà Tĩnh hành hương về chùa Đại Hùng - nằm trên ngọn núi tương truyền thuộc đất cổ Việt Thường của Thủy tổ Kinh Dương Vương, nay thuộc phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) để thực hành nghi lễ.

den-hung.jpg
Đền Thượng là một hạng mục quan trọng trong Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (TP Việt Trì - Phú Thọ). Ảnh: Internet.

Đối với người Việt Nam, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã thấm sâu vào tâm tưởng cư dân các vùng miền từ đời này sang đời khác, như một lẽ tự nhiên. Tổ quốc, chiết tự từ tiếng Hán nghĩa là: đất nước của tổ tiên bao đời để lại. Mỗi con dân nước Việt, dù đang sống ở đâu đều tự hào về đất nước, đều biết ơn tiền nhân đã nỗ lực khai sơn phá thạch, lập làng lập xóm, đấu tranh với thiên tai, giặc giã, mở mang dân trí, tạo dựng nên giang sơn gấm vóc tươi đẹp hôm nay. Như mạch nguồn thiêng liêng không bao giờ cạn, lớp cha trước, lớp con sau, đã không tiếc tuổi xuân, xương máu để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của tiền nhân để lại.

Những trang sử đầu tiên của dân tộc buổi sơ khai ghi lại truyền thuyết về nguồn gốc nòi giống Tiên Rồng. Lạc Long Quân giống Rồng gặp Âu Cơ giống Tiên rồi lấy nhau. Nàng Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, sau đó 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng. Âu Cơ về sống ở đất Phong Châu, những người con suy tôn anh cả làm vua, đặt tên là Hùng Vương. Vua Hùng dựng nước Văn Lang, từ ngọn núi Nghĩa Lĩnh, từ mảnh đất Phong Châu mà tạo nên cơ nghiệp cho muôn đời. Những người con đất Việt hôm nay là thế hệ ngàn đời của những người “cùng chung một bọc” và hai tiếng đồng bào vì thế trở nên thiêng liêng vô vàn. Đền Hùng trở thành địa chỉ linh thiêng bởi nơi đây phát tích ngọn nguồn Việt Nam, dòng giống Việt Nam.

Theo dặm dài lịch sử, một dân tộc nhỏ bé phát tích từ vùng châu thổ sông Hồng đã chiến thắng bao kẻ thù ngoại xâm để bảo vệ “cơ đồ mà tổ tiên ta để lại”.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Lời dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại đoàn quân Tiên Phong khi hành quân về Thủ đô, dừng chân ở Đền Hùng: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước!” đã trở thành tâm nguyện của hàng triệu người dân Việt Nam, trở thành mệnh lệnh của trái tim, thôi thúc các thế hệ người Việt không ngừng vươn lên, bảo vệ và kiến thiết đất nước.

Một lòng hướng về nguồn cội

Suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao bậc anh hùng, chí sĩ, chiến sĩ cách mạng kiên trung đã đứng lên tập hợp đồng bào, khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, sát cánh bên nhau, chiến thắng ngoại xâm, bảo vệ giang sơn bờ cõi, bảo vệ giống nòi, xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân: “Những hồn Trần Phú vô danh/ Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn” (Tố Hữu).

Họ sẵn sàng hy sinh xương máu, tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc, để đất nước được hòa bình, tự do, Nhân dân ấm no, hạnh phúc. Gần nửa thế kỷ đất nước hòa bình, độc lập, các thế hệ con cháu của 54 dân tộc anh em sinh sống trên mọi miền Tổ quốc đã cùng nhau dốc hết sức lực, trí tuệ, tâm huyết xây dựng đất nước, quê hương, làm cho Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của các bậc tiền nhân.

111d1154846t2288l9-img-3542.jpg
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Báo Phú Thọ.

Nhớ ơn tiên tổ, cháu con muôn phương cùng hội tụ về đất Tổ. Đó là hành trình về nguồn cội của hàng vạn trái tim. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là tín ngưỡng văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Con cháu hôm nay nhớ đến những vị vua khai quốc mở cõi, những thế hệ tiền nhân dựng nước và giữ nước, càng thêm trân quý từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, càng thêm yêu làng xóm, quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp, càng phải có trách nhiệm giữ gìn và làm đẹp giang sơn gấm vóc bao đời.

Trên khắp đất nước Việt Nam hiện có 1.417 di tích thờ vua và các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Tại tỉnh Phú Thọ có 345 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Vào dịp tháng Ba âm lịch, người dân đều tìm cách để thể hiện tấm lòng tri ân tổ tiên, cội nguồn dân tộc.

bqbht_br_dt-dsc8157-8116.jpg
Nghi lễ rước linh vị Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng là một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh năm 2024.

Tại Hà Tĩnh, phong tục giỗ Tổ Hùng Vương ở chùa Đại Hùng đã có từ lâu đời và ngày càng được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và các địa phương lân cận tham gia. Năm nay, UBND thị xã Hồng Lĩnh tổ chức các hoạt động Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và phần hội truyền thống từ ngày 16 - 18/4/2024 (tức ngày 8 - 10/3 ÂL) với các hoạt động chính như: lễ dâng cúng vật phẩm của các địa phương ở TX Hồng Lĩnh vào chiều ngày 16/4 (8/3 ÂL); lễ tế dân gian diễn ra sáng ngày 17/4 (9/3 ÂL); nghi lễ rước linh vị Thủy Tổ và Quốc Tổ Hùng Vương vào chiều ngày 17/4 (9/3 ÂL); phần nghi lễ Nhà nước được tổ chức vào sáng 18/4 (10/3 ÂL).

DT 1.jpg
Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức Hội thi Gói bánh chưng dâng Quốc Tổ vào ngày 17/4.

Người dân thị xã Hồng Lĩnh cũng đã tổ chức các hoạt động phần lễ và phần hội (bao gồm: Giải Bóng đá tranh Cúp Hùng Vương lần thứ 2; hội thi gói bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ; dạ hội văn nghệ).

Bà Nguyễn Thị Hằng (tổ dân phố 4, phường Nam Hồng) chia sẻ: “Chúng tôi đang háo hức chờ đón lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và các hoạt động phần hội. Đây là dịp tốt nhất để thể hiện sự tri ân với các bậc tổ tiên đã sinh ra nòi giống Việt Nam, cũng là cơ hội để chúng tôi được hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc quê hương”.

Với tấm lòng thành kính, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân thị xã đang tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tri ân Quốc Tổ Hùng Vương cũng như các bậc tiên hiền. Chúng tôi mong muốn lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương luôn là dịp để mỗi người dân thể hiện tình yêu Tổ quốc, quê hương, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm vì sự phát triển; đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của miền đất thiêng Hồng Lĩnh.

Bí thư Thị ủy Hồng Lĩnh Lê Thành Đông

Chủ đề GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Đọc thêm

Nhịp võng của tre

Nhịp võng của tre

Những thanh tre liên kết với nhau thật uyển chuyển trên lối đi đầy màu sắc, đưa dòng người theo đạo ở Hà Tĩnh và du khách gần xa vào những cung đường huyền bí của hang Bê-lem.
Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…