(Baohatinh.vn) - TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn thành các điều kiện về cơ sở vật chất, nội dung lễ hội sẵn sàng cho Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 trên đất Ngàn Hống.
Những ngày này, trên các tuyến đường lớn của TX Hồng Lĩnh như: Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Nghiễm, Quang Trung… được trang hoàng lộng lẫy, dẫn lối du khách về với Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng - nơi sẽ diễn ra Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024.
Đường Nguyễn Nghiễm chạy qua Khu di tích lịch sử - văn hoá Đại Hùng được trang trí cờ rực rỡ
Chuẩn bị cho Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương với quy mô cấp tỉnh diễn ra từ ngày 16 - 18/4/2024 (tức ngày 8 - 10/3 âm lịch), UBND thị xã Hồng Lĩnh đã thành lập Ban Tổ chức (BTC), xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị đảm bảo lễ giỗ diễn ra chu đáo, an toàn.
Chùa Đại Hùng trong khuôn viên Khu di tích lịch sử - văn hoá Đại Hùng được chuẩn bị chu đáo trước ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương
Ông Đặng Quang Vinh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Hồng Lĩnh, Phó Trưởng BTC Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 cho biết: “BTC đã hoàn thiện kịch bản nghi lễ Nhà nước vào ngày chính lễ giỗ mùng 10/3 âm lịch; văn tế Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Riêng chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Linh thiêng Hồng Lĩnh” sẽ có sự tham gia biểu diễn của nhiều ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng như: Lê Minh Ngọc, Lê Thanh Phong, Hoàng Thu Hà…
Các phần việc khác như: chỉnh trang cảnh quan, khuôn viên Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng; vệ sinh môi trường, tuyên truyền, quảng bá, đảm bảo ANTT… được các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp triển khai bài bản nhằm phục vụ tốt nhất cho Nhân dân, du khách thập phương về tham dự Lễ giỗ Quốc Tổ”.
Hội Người cao tuổi phường Trung Lương tập luyện các nghi lễ tế dân gian trong chương trình Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024.
Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương theo nghi thức truyền thống không thể thiếu lễ vật dâng cúng là những sản vật như: bánh chưng, bánh dày, cỗ xôi, mâm hoa quả... Bởi vậy, cùng với công tác chuẩn bị cho phần lễ, Hội LHPN thị xã Hồng Lĩnh đã hoàn tất các điều kiện để tổ chức hội thi gói 1.200 bánh chưng dâng lên Quốc Tổ. Đây là một trong những hoạt động văn hóa có ý nghĩa nhằm tri ân công đức của các bậc tiền nhân, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Hội thi sẽ diễn ra ngày 17/4 (9/3 ÂL), với sự tham gia của 6 đội là hội viên hội phụ nữ đến từ các phường, xã trên địa bàn thị xã; mỗi đội sẽ tham gia gói, nấu 200 chiếc bánh chưng.
UBND phường Đậu Liêu gói, nấu cặp bánh chưng nặng 70 kg dâng Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng trong Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2024
“Với tấm lòng thành kính tưởng nhớ Quốc Tổ Hùng Vương, các đội thi đặt quyết tâm chọn ra những nguyên liệu làm bánh ngon nhất để có thể hoàn thành việc gói, nấu bánh chưng bảo đảm chất lượng, giàu tính thẩm mỹ. Các công đoạn chuẩn bị cho hội thi gói, nấu bánh chưng được các chi hội hoàn thành sớm, hứa hẹn sẽ đem đến cho người dân và du khách những trải nghiệm văn hóa hấp dẫn, ý nghĩa”, bà Nguyễn Thị Thắm - Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hồng Lĩnh chia sẻ.
Công tác trang trí tuyên truyền cho lễ giỗ đã được hoàn tất
Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “TX Hồng Lĩnh sẵn sàng đón Nhân dân và du khách thập phương về với mảnh đất Ngàn Hống linh thiêng để hòa mình vào chuỗi hoạt động văn hóa giàu bản sắc của Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Lễ giỗ gắn với các lễ hội truyền thống của địa phương tiếp tục góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tăng cường quảng bá hình ảnh về thị xã Hồng Lĩnh nói chung và Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng nói riêng”.
Video: Cặp bánh chưng nặng 70 kg dâng Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Nhờ chủ trương xây dựng NTM và quyết tâm cao, vợ chồng chị Nguyễn Thị Xuân và anh Lê Hồng Vân (Thạch Châu, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã xây dựng mô hình kinh tế vườn hộ cho thu nhập khá.
Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Cùng với những dự án lớn, nhiều người con Hà Tĩnh xa quê đã trở về đầu tư phát triển các mô hình lưu trú trên địa bàn, góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” phát triển.
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Hà Tĩnh có thống di sản văn hóa độc đáo và phong phú. Các giá trị văn hoá đó là chất liệu quý giá để báo chí khai thác, tôn vinh và lan tỏa.
Dù có nhiều cơ hội thể hiện tài năng trên các sân khấu âm nhạc “thời thượng” hay ổn định với công việc chuyên môn, nhiều người trẻ Hà Tĩnh vẫn chọn gắn bó với dân ca ví, giặm để lan tỏa câu hò, điệu ví quê hương.
Từng là người lính thông tin quả cảm trên chiến trường Campuchia, cựu chiến binh Nguyễn Lương Hà (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tiếp tục lan tỏa nghĩa tình đồng đội qua các hoạt động thiện nguyện và hành trình đưa hài cốt liệt sỹ trở về quê hương.
Từng là những nông dân không qua đào tạo chính quy, nhưng nhiều người dân Hà Tĩnh đã trở thành người làm du lịch chuyên nghiệp, góp phần quảng bá vẻ đẹp, văn hóa quê hương.
Nguyễn Phúc Lương (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) vừa nhận được 3 học bổng toàn phần chuyên ngành khoa học máy tính hàng đầu nước Mỹ với tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng
Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Cây đa có niên đại khoảng 300 năm ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây mà còn ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị về lịch sử, văn hóa.
Thấm nhuần lời Bác căn dặn: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”, phụ nữ Hà Tĩnh đã biến thành hành động cụ thể trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều đạo sắc phong của các triều vua và áo, mũ, cân đai phục phẩm lúc sinh thời Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ sử dụng vẫn được lưu giữ tại đền thờ ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Đã hơn 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn vẹn nguyên như thước phim sống động trong tâm trí người cựu thanh niên xung phong Nguyễn Trí Cảnh (thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Tấm lòng thiện nguyện của bà Chu Thị Lương (81 tuổi, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã sưởi ấm nhiều mảnh đời khó khăn và ươm mầm nhân ái, dựng xây nếp sống nghĩa tình cho con cháu.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh Hà Tĩnh lại bồi hồi nhớ đến giờ phút hào hùng, cùng đoàn quân chiến thắng có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản, quê ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là 1 trong 2 phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975 để kịp thời ghi lại khoảnh khắc lịch sử của dân tộc.
Từng là những trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ, phải chịu biết bao bom đạn của kẻ thù, song giờ đây, những miền quê của Hà Tĩnh đang “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.