Vệ tinh của Việt Nam gửi sang Nhật chuẩn bị phóng

Vệ tinh NanoDragon vừa được gửi sang Nhật Bản chiều 11/8 để chuyển đến bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima.

TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, vệ tinh sẽ được bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), dự kiến phóng lên quỹ đạo trước tháng 3/2022 theo Chương trình trình diễn công nghệ vệ tinh tiên tiến 2. Tham gia phóng lần này có một vệ tinh chính là vệ tinh RAISE-2 nặng khoảng 100kg, 4 vệ tinh lớp micro khoảng 50 kg và 4 vệ tinh cỡ cubesat như NanoDragon.

Vệ tinh của Việt Nam gửi sang Nhật chuẩn bị phóng

Vệ tinh NanoDragon trong phòng sạch của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Ảnh: VNSC.

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng khoảng 4 kg, có kích thước 3U (100x100 x340,5mm), được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát triển. Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC. Toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn và một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng được tự chế tạo tại Việt Nam.

Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.

Trước đó, hồi đầu tháng 3, vệ tinh đã hoàn thành thử nghiệm môi trường trước phóng tại Trung tâm thử nghiệm Vệ tinh nhỏ, Học viện Công nghệ Kyushu, Nhật Bản. Tại đây vệ tinh đã thử nghiệm trong môi trường nhiệt, chân không trong vũ trụ, độ vững chắc rung động và sốc, đạt mọi chỉ tiêu theo yêu cầu của nhà phóng và yêu cầu thiết kế. Sau đó vệ tinh được chuyển về Việt Nam, chờ ngày phóng lên quỹ đạo.

Vệ tinh là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020”.

Cùng với quá trình phát triển vệ tinh, một trạm mặt đất để vận hành vệ tinh sau khi phóng đã được lắp đặt và sẵn sàng hoạt động tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Việt Nam từng chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ là PicoDragon (1kg). Sau đó, nhóm nghiên cứu gồm 36 cán bộ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản cũng chế tạo thành công vệ tinh Micro Dragon (50kg). Vệ tinh được Nhật Bản phóng miễn phí lên vũ trụ hồi tháng 1/2019 và hoạt động thành công trên quỹ đạo.

Việc phát triển vệ tinh NanoDragon tại Việt Nam là bước tiếp theo nhằm hướng tới mục tiêu làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát Trái Đất.

Theo Bích Ngọc/VnExpress

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.