Vệ tinh NASA phát hiện nơi lạnh nhất Trái Đất với nhiệt độ ở mức -93,2

Mới đây, các vệ tinh Trái đất của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện ra khu vực có nhiệt độ lạnh nhất trên thế giới nằm trên một sườn núi cao thuộc Đông Nam Cực.

Vệ tinh NASA phát hiện nơi lạnh nhất Trái Đất với nhiệt độ ở mức -93,2

Hình ảnh của Trung tâm Chuyến bay Không gian Goddard của NASA về khu vực có mức nhiệt độ -93,2 độ C được phát hiện ở Nam Cực.

Theo NASA, tại nơi lạnh nhất trên Trái đất, nhiệt độ có thể xuống thấp tới - 93,2 độ C. Mức nhiệt độ này thậm chí còn thấp hơn so với nhiệt độ được ghi nhận tại một số địa điểm trên Sao Hỏa, nơi ở xa Mặt trời hơn nhiều so với Trái đất. Nhiệt độ trung bình trên hành tinh Đỏ ở khoảng - 62,8 độ C trong năm, dao động trong khoảng từ 21,1 độ C ở khu vực gần xích đạo trong mùa hè và -140 độ C ở hai cực trong những tháng mùa đông.

Mức nhiệt độ quá lạnh như vậy có thể gây nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn, chỉ cần tiếp xúc trong vòng 2 phút với mức nhiệt độ -70,5 độ C, phần da thịt bị hở trên người chúng ta sẽ lập tức gặp phải tình trạng tê cóng hay bỏng lạnh, theo dữ liệu của Dịch vụ thời tiết quốc gia.

Bản thân thời tiết lạnh cũng có thể nguy hiểm hơn các cơn sóng nhiệt vào mùa hè. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet vào năm 2015 sau khi phân tích hơn 74 triệu ca tử vong ở 384 địa điểm trên 13 quốc gia cho thấy, thời tiết lạnh khiến số người tử vong cao gấp 20 lần so với thời tiết nóng

Trước đó, nhiệt độ lạnh nhất từng được cảm biến vệ tinh ghi nhận ở mức - 93,2 độ C, phát hiện ở một sườn núi giữa Dome Argus và Dome Fuji cũng trên lục địa Nam Cực vào tháng 8/2010.

Tuy nhiên, do mức nhiệt độ này được ghi lại bằng cảm biến từ xa từ vệ tinh, thay vì bằng nhiệt kế trên mặt đất, điều này đồng nghĩa với việc chúng không được coi là đủ điều kiện để ghi nhận kỷ lục thế giới chính thức.

Kỷ lục về nhiệt độ thấp nhất trên mặt đất từng đo được là - 89,1 độ C, được ghi nhận vào ngày 21/7/1983, cũng trên Cao nguyên Nam Cực, tại trạm Vostok do Liên Xô điều hành lúc bấy giờ. Trước kỷ lục này, nhiệt độ lạnh nhất là - 88, 27 độ C, cũng đã được ghi nhận tại trạm Vostok vào năm 1968.

Hiện, nơi lạnh nhất thế giới có người sinh sống là thành phố Yakutia ở Siberia, Nga với dân số khoảng 300.000 người.

Theo kết quả đo được, vào mùa đông, nhiệt độ tại Yakutia vào khoảng - 50 độ C, nhưng đã có lúc hạ xuống -70,5 độ C. Vào những ngày thời tiết lạnh, người dân và du khách được khuyến cáo không đeo kính ra bên ngoài vì phần kim loại của kính sẽ bị đóng băng và dính vào mặt, thậm chí sẽ làm rách má nếu cố tình tách ra. Ngoài ra, trang phục không thể thiếu khi ra đường là mũ lông cáo Bắc Cực và găng tay, không để bất cứ phần da thịt nào hở ngoài trời lạnh, nếu không sẽ bị bỏng lạnh.

Đa phần người dân và học sinh ở đây di chuyển bằng xe bus. Trong khi đó, nhiều người phải lắp hệ thống sưởi trong ô tô và quấn chăn vào bình ắc quy để có thể khởi động xe khi trời quá lạnh.

Theo Người đưa tin

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.