Vì sao gọi là "tháng Chạp" và những cột mốc cần nhớ trong tháng 12 âm lịch

Ngày 29/12/2016, nếu như không nghĩ đến vấn đề sắp qua năm mới, thì rõ ràng chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng không! Điều đặc biệt ở đây là theo âm lịch, đây chính là ngày 1/12 năm Bính Thân, hay mồng 1 tháng Chạp. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi nguồn gốc của từ “Chạp” này là ở đâu ra? Tại sao tháng 12 âm lịch lại được gọi là tháng Chạp?

Nguồn gốc của "Tháng Chạp"

Đây thực ra là một cái tên bắt nguồn từ tiếng Hán. Việt Nam chúng ta từng có giai đoạn chịu đô hộ của người Trung Quốc tới 1.000 năm nên văn hóa cũng mang ảnh hưởng không nhỏ.

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

Người Trung Quốc xưa gọi tháng 12 âm lịch là tháng Quý đông (tháng cuối mùa đông), nhưng còn một cái tên khác là "Lạp nguyệt".

Chữ "lạp" có xuất xứ từ thịt, vì từ thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm. Việc ướp thịt rộ lên vào tháng 12, và đó là lý do vì sao người Trung Quốc gọi đây là Lạp nguyệt.

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

Thời xưa người Trung Quốc đã thích ướp thịt khô vào dịp mùa đông để dành ăn quanh năm

Lạp cũng là lễ tế cuối năm của người Trung Quốc. Từ thời nhà Chu, tháng 12 là dịp nhà vua nghỉ ngơi săn bắn, còn đặt lệ: lễ tế tất niên gọi là "đại lạp".

Trong Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt do Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, chính từ 2 chữ "Lạp nguyệt" này, người Việt đã đọc chệch từ Lạp thành Chạp. Tương tự là tháng Giêng, bắt nguồn từ hai chữ "Chinh nguyệt".

Tại sao tháng Chạp cũng là tháng củ mật?

Một cái tên khác chúng ta vẫn thường nghe về tháng 12 âm lịch, đó là từ "củ mật". Thực ra, chẳng có củ nào tên là mật cả. Nguồn gốc của cái tên này thực chất là từ Hán Việt.

Trong đó, "Củ" có nghĩa là đốc trách, xem xét. Người xưa thường nói "củ sát" - tức là kiểm soát theo cách nói ngày nay. Còn "mật" được dùng trong "cẩn mật", ý chỉ sự kín đáo, không để lộ.

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

Vậy, "củ mật" ở đây mang nghĩa "củ sát cẩn mật" - kiểm soát cẩn thận. Tháng cuối năm là thời điểm dễ xảy ra trộm cắp nhất, vì ai cũng bận túi bụi, thường xuyên mệt mỏi và trở nên mất cảnh giác, dễ trở thành mục tiêu "nhập nha" cho kẻ trộm.

Vậy nên vào thời xưa, quan lại các cấp cứ đến tháng Chạp là nhắc nhở người dân phải cẩn thận đề phòng, tăng cường "củ mật" để ngăn ngừa trộm cắp.

Những cột mốc cần nhớ trong tháng Chạp

Tháng cuối năm âm lịch, người Việt có 2 truyền thống, diễn ra vào 2 ngày khác nhau.

Đầu tiên là lễ cúng, tiễn ông Công - ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo sự việc trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng.

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

Mâm cỗ truyền thống cho Tết Táo quân.

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich
vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich
vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

Và tiếp theo chính là mâm cúng lễ Tất niên vào chiều 30 Tết. Với người Việt Nam, bữa cơm tất niên là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình, là bữa cơm đoàn viên, gắn kết các thế hệ.

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

Dù là người miền Bắc...

vi sao goi la thang chap va nhung cot moc can nho trong thang 12 am lich

hay người miền Nam thì bữa cơm tất niên luôn có ý nghĩa.

Theo quan niệm xưa, gia đình nào càng đông đủ các thế hệ cùng dự bữa tất niên chứng tỏ gia đình đó "phúc lộc đề đa", càng có nhiều may mắn.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.