Vì sao mưa đá xuất hiện liên tiếp ở miền Bắc?

Miền Bắc đang chuyển mùa, không khí lạnh yếu liên tục tăng cường, vùng áp thấp nóng phía tây phát triển và hội tụ gió trên cao là điều kiện hình thành mưa đá.

Lý giải ba ngày qua giông lốc, mưa đá liên tục xuất hiện ở các tỉnh trung du và miền núi phía bắc như Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ, ông Vũ Anh Tuấn, Phó phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết khu vực này đang chịu tác động của ba hình thái thời tiết. Đó là không khí lạnh yếu liên tục tăng cường xuống miền Bắc, vùng áp thấp nóng phía tây phát triển mở rộng và hội tụ gió ở độ cao 5.000 m di chuyển từ tây sang đông.

"Tổ hợp ba yếu tố này kết hợp tạo nên xáo động không khí rất lớn ở Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi", ông Tuấn nói, cho rằng hiện tượng này không bất thường. Hàng năm, mưa đá xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ lạnh sang nóng (từ tháng 2 đến 5) hoặc ngược lại từ nóng sang lạnh (tháng 10-11).

Ông Vũ Anh Tuấn trả lời về hiện tượng mưa đá. Ảnh: Văn Hùng
Ông Vũ Anh Tuấn trả lời về hiện tượng mưa đá. Ảnh: Văn Hùng

Về cơ chế hình thành mưa đá, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai phân tích miền Bắc đang giai đoạn nóng ẩm, hàm lượng hơi nước trong không khí cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng, trên lạnh. Lúc này hiện tượng đối lưu phát sinh, tạo ra những đám mây vũ tích.

Dòng khí đi lên trong đám mây rất mạnh, nâng đỡ những hạt băng và lớn dần, cuối cùng trở thành cục băng có cấu tạo nhiều lớp trong và đục xen kẽ nhau. Khi cục băng lớn tới mức độ mà dòng khí đi lên không còn đủ sức nâng đỡ nữa sẽ rơi xuống đất, gây ra mưa đá.

Mưa đá thường xảy ra 5-10 phút, có thể kéo dài 20-30 phút, đường kính viên đá 0,5-30 mm. Nó chỉ xuất hiện khi có giông, song không phải cơn giông nào cũng có mưa đá, tần suất khoảng 10%. Đá rơi với vận tốc rất lớn, khoảng 30-60 m/s, cá biệt lên tới 90 m/s, gây thiệt hại lớn cho các công trình, hoa màu.

Theo ông Vũ Anh Tuấn, việc dự báo mưa giông, mưa đá tương đối khó vì phải xác định được khu vực hội tụ gió cũng như xáo động lớn trong không khí. Ngay cả khi xác định được khu vực có xáo động lớn thì cũng chưa chắc đã xảy ra mưa giông, mưa đá. Hiện, cơ quan khí tượng chỉ dự báo được trước 24 giờ và cảnh báo trước 30 phút đến 3 giờ với các khu vực cụ thể.

Mưa đá xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc ba ngày qua. Ảnh: Yên Bái
Mưa đá xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc ba ngày qua. Ảnh: Yên Bái

Để giảm thiểu thiệt hại do mưa đá, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân cần nhận biết các dấu hiệu. Đó là đám mây hình bầu vú đen sẫm kéo đến, gió mạnh, nhiệt độ không khí giảm mạnh. Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, người dân nên dừng lại tìm chỗ trú ẩn, đội mũ bảo hiểm tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.

Người dân cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố mái, những chỗ trọng yếu nên sử dụng vật liệu có thể chống chịu va đập. Mái nhà nên dốc xuống hai bên giúp giảm lực tác động từ mưa đá. Với hoa màu dễ bị nát dập, người dân có thể dựng giàn che dọc theo luống.

Trước đó các ngày 27-29/3, các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An xuất hiện mưa đá diện rộng. Gần 2.000 ngôi nhà, trong đó Hà Giang hơn 1.300, Phú Thọ hơn 400, Yên Bái hơn 150 bị hư hại, hàng nghìn ha hoa màu, cây lâm nghiệp gãy đổ.

Năm 2006, hai trận giông lốc, mưa đá trong ba ngày ở 12 tỉnh thành phía Bắc làm 17 người chết, 4 người mất tích, thiệt hại hơn 300 tỷ đồng.

vnexpress.net

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.