Vui Tết Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Chứt

(Baohatinh.vn) - Nhiều phần quà do Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh gửi tới bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) nhân dịp Tết truyền thống Chăm Cha Bới (còn gọi Tết mừng cơm mới).

Vui Tết Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Chứt

Chiều ngày 25/12, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Tết Chăm Cha Bới 2020 cho bà con dân tộc Chứt ở bản Rào Tre.

Vui Tết Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Chứt

Chương trình trao tặng 43 suất quà gồm bánh chưng, giò và nhu yếu phẩm cho các hộ gia đình.

Vui Tết Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Chứt

Tổng giá trị các phần quà gần 20 triệu đồng

Vui Tết Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Chứt

Chương trình cũng trao 4 máy lọc nước cho điểm trường dân tộc Chứt thuộc Trường Mầm non Hương Liên và Trạm Biên phòng bản Rào Tre.

Vui Tết Mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Chứt

Trao 4 mô hình sinh kế nuôi gà cho thanh niên dân tộc Chứt.

Tết Chăm Cha Bới của đồng bào dân tộc Chứt diễn ra vào ngày 12/11 âm lịch hằng năm. Theo tiếng Chứt, Chăm Cha Bới có nghĩa là lễ mừng cơm mới. Tết thường diễn ra sau khi mùa màng đã thu hoạch xong. Đây là dịp bà con dân bản sắm lễ vật để cảm tạ đất trời đã cho họ một mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào và cuộc sống bình yên.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.