Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

(Baohatinh.vn) - Bằng khiếu hài hước, sự dí dỏm của mình, Đặng Quang Dũng – tác giả chùm truyện tranh “Đừng chơi nối chữ với dân Hà Tĩnh!” mang lại tiếng cười vui vẻ cho độc giả.

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

Đặng Quang Dũng - tác giả bộ truyện tranh Mèo Mốc. (Ảnh: Nguyễn Hưng/Zing)

Họa sĩ trẻ Đặng Quang Dũng không phải là cái tên xa lạ trong giới sáng tác truyện tranh Việt Nam. Anh chính là tác giả series truyện tranh Mèo Mốc, Tây Du Hí được đông đảo bạn đọc ở mọi lứa tuổi yêu thích, đón nhận.

Dũng sinh năm 1992 tại xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Đến năm 3 tuổi, cậu theo gia đình chuyển ra Hà Nội sinh sống, tuy nhiên, mỗi năm vẫn đều đặn về thăm quê từ hai đến ba lần.

Có năng khiếu về hội họa, ngay từ khi đang học năm thứ 2 ở trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Dũng đã nhận được việc làm thêm đầu tiên tại Idea Production - một công ty về truyện tranh rất nổi tiếng thời đó.

Năm 2014, Dũng xuất bản cuốn sách đầu tay mang tên Nhật ký Mèo Mốc và ngay lập tức đã trở thành bộ truyện tranh được giới trẻ săn lùng và đón đọc. Nội dung truyện Mèo Mốc là những câu chuyện đời thường vui vẻ, hài hước, trình bày trên một trang truyện. Đến nay, series truyện tranh Mèo Mốc đã xuất bản được 5 tập. Tập 6 của bộ truyện dự kiến sẽ được ra mắt vào nửa cuối năm nay.

Năm 2015, Dũng cũng ra mắt thêm bộ truyện tranh thứ hai của mình mang tên Tây Du Hí. Series này cũng được ra mắt theo hình thức mỗi năm một tập. Tập 5 của bộ truyện cũng được lên lịch xuất bản trong năm nay.

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

Quang Dũng và hai bộ truyện của mình: Tây Du Hí (trái), Mèo Mốc. (Ảnh: Zing)

Dũng chia sẻ việc vẽ truyện tranh từ nhỏ tới lớn hoàn toàn là sở thích cá nhân, bản thân không hề có chuyên môn gì về hội họa hay sáng tác. Năm 2014, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế ở trường Đại học Ngoại thương, Dũng sang Singapore theo học chuyên ngành thiết kế đồ hoạ tại trường LASALLE College of the Arts. Chàng trai trẻ cho hay đây cũng là đầu tiên trong đời cậu học tại một trường nghệ thuật.

Chùm truyện tranh “Đừng chơi nối chữ với dân Hà Tĩnh!” được Quang Dũng sáng tác một cách rất tình cờ, nhân chuyến về thăm quê hồi tuần trước.

“Lúc đó mình đang đưa bà nội đi khám mắt. Thời gian này trên facebook đang rộ lên xu hướng chơi nối chữ. Trong lúc đang ngồi chờ bác sĩ khám cho bà, tự nhiên mình nghĩ ra ý tưởng làm bộ tranh “Đừng chơi nối chữ với dân Hà Tĩnh!”. Thế là sẵn điện thoại, mình ghi lại các từ tiếng Hà Tĩnh đặc trưng, nhặt ra một số từ có thể dùng nối chữ được. Thời gian nghĩ ý tưởng cho bộ tranh mất khoảng một buổi sáng, thời gian vẽ thì nhanh hơn”, Dũng kể.

9X cho biết, dù sinh sống chủ yếu ở Hà Nội, ngôn ngữ địa phương Hà Tĩnh vẫn được cậu sử dụng hàng ngày. “Khi ở nhà, các thành viên trong gia đình mình vẫn nói tiếng Hà Tĩnh. Thời đi học, ở lớp mình vẫn nói giọng Bắc, ra khỏi cửa lớp là nói giọng Hà Tĩnh. Chất giọng quê hương vì thế rất gần gũi, thân thuộc”, Dũng nói.

Trong bộ tranh “Đừng chơi nối chữ với dân Hà Tĩnh!” của Dũng, hai nhân vật Mèo Mốc (chú mèo màu đen) và Chó (chú chó đeo kính, lông trắng) cùng chơi trò nối chữ. Mặc dù đã cố gắng nghĩ ra những từ khó, nhân vật Chó vẫn phải chịu thua vì những từ ngữ địa phương Hà Tĩnh được nhân vật Mèo Mốc mang ra để thi thố như “mần rọng”, “tót ló”, “su hoắm”…

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

Dũng lý giải “cà trắp” là từ chỉ những người nói dối.

Qua bộ tranh, Dũng cho biết muốn thể hiện bản sắc quê hương gốc gác của mình cho các bạn đọc và giới thiệu với các độc giả ở các vùng miền khác nhau về ngôn ngữ đặc trưng của Hà Tĩnh. “Có nhiều bạn đọc xong còn nói ‘đây là post dạy ngoại ngữ’ rất thú vị”, Dũng cười nói.

Hiện bộ truyện tranh được Dũng đăng tải trên trang fanpage Mèo Mốc, đang được cộng đồng mạng quan tâm với hàng nghìn lượt like và hàng trăm lượt chia sẻ.

Dưới đây là bộ tranh “Đừng chơi nối chữ với dân Hà Tĩnh!” của Đặng Quang Dũng:

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

“Su hoắm” có nghĩa là “sâu hoắm”

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

“Mần roọng” có nghĩa là “làm ruộng”

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

“Trôốc gúi” có nghĩa là “đầu gối”

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

Cu đơ - một đặc sản của Hà Tĩnh

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

“Răng rứa” có nghĩa là “sao thế”

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

“Bài nhài” có nghĩa là “bầy hầy”, “luộm thuộm”

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

“Tót ló” có nghĩa là “tuốt lúa”

Cười nghiêng ngả với chùm truyện tranh về “tiếng Hà Tĩnh” đầy dí dỏm

“Choa nỏ nhởi với mi nửa mô nạ” được Dũng dịch là “Tau không chơi với mầy nữa đâu á”

Tin liên quan:

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast