Xào xạc mùa xây rơm

Quê tôi, ai đã từng qua!? Đó là một vùng nông thôn chiêm trũng miền Trung. Hình ảnh dễ đọng lại rất thân thuộc, giản dị, đứng sừng sững giữa đất trời ở góc sân, góc vườn hay chái nhà gianh, cạnh con ngõ mỗi nhà là… những cây rơm được xây lên từ cuối mùa vụ gặt. Rơm, rạ là thứ phụ phẩm từ cây lúa sau khi đã tuốt sạch thóc hạt mẩy, được đem ra rải đều trên đồng bãi hay bên triền đê, phơi khô.

Ngày mùa chộn rộn, tiếng người cười nói, gọi nhau í ới lẫn vào mùa màng rơm rạ xạc xào, ai cũng muốn tranh thủ thời gian cướp chút mặt trời đưa nắng lên cao, đem được cả lúa và rơm vừa tuốt ra phơi. Giữa nắng chang chang, lúa phơi ngoài sân thì cày ngang bừa dọc cho khô khén giòn tan; rơm thì dùng càng xêu lật đi lật lại, tung hê từng mảng nhỏ giữa ngọn gió đất trời đồng bãi hay bên sườn đê cho cọng rơm cọng rạ được nắng, đượm màu vàng óng, để có mùa rơm thơm mà vẫn giữ màu tươi nguyên!

Minh họa: Ngô Xuân Cầu

Minh họa: Ngô Xuân Cầu

Thế nên, nhìn những cô thôn nữ giọt giọt mồ hôi nhễ nhại, bật tưng những nụ cười lấp lóa dưới vành khăn choàng và nón trắng che nghiêng; những chàng trai làn da bánh mật, ngăm đen bởi rơm rạ ngày mùa, đẩy những đoàn xe cải tiến hoặc gánh những đụn rơm kĩu kịt ra phơi… cho thấy đó là những ngày mùa bội thu, người nông dân lại gặp dịp nắng thuận gió hòa, phơi được thóc và rơm rạ, báo hiệu những cây rơm thơm nhức mũi trâu bò sẽ được xây lên!

Những ngày mùa ít nắng, việc phơi thóc, phơi rơm rạ là nỗi cực nhọc nhất không gì tả nổi của người nông dân. Cứ gánh thóc lúa, rơm rạ ra phơi trời lại sập sìu sắp nổi giông gió đổ mưa xuống thì không biết đến mấy ngày mới được một mẻ rơm, mẻ lúa. Thậm chí có khi lúa thì mọc mầm phải đưa đem sấy, rơm thối rữa ra mà không kịp làm gì đành tiếc nuối, trâu bò nhịn đói, người nhịn đun nấu suốt cả một mùa sau...

So với rơm, hạt lúa là hạt ngọc, được người quê quý giá, trân trọng hơn nhiều. Thế nên nhà nào cũng vậy, phải là khi thóc đã khô khén, chải chuốt hết hạt lép, đưa được vào bồ, vào chum gọn gàng rồi mới có thời gian chăm lo đến xây cất rơm rạ.

Mùa xây rơm, nhà ai cũng chuẩn bị một cọc nò, thường làm bằng những cây tre đực già rắn chắc, có khi hai, ba cây chụm lại. Cọc được chôn chắc chắn, trước khi chôn còn đem quấn một ít nilon, bỏ thuốc diệt mối, diệt kiến vào chân cọc. Xung quanh cọc chính là giàn cọc phụ, được đóng chốt, buộc dây chắc chắn ràng vào nhau và kê cao giàn để hẫng rơm rạ không tiếp giáp với nền đất đá gây ẩm mốc. Rơm thơm phơi khô được đánh đống, dùng vòi tre non chẻ đôi phơi nắng cho thật dẻo rồi bó gọn lại thành từng bó, đem về rải đều xung quanh cọc nò, giẫm lên nén chặt xuống quanh cọc nò.

Ngày xưa, các cụ quan niệm người đứng lên đón và nèn chặt rơm rạ vào cọc nò phải là đàn ông trai tráng, là người chịu được sức nóng, nhanh nhẹn, rải đều, giẫm chặt vào gốc nò mà không bị xô lệch, để cây rơm được cân đối và đứng vững chãi quanh năm, chống chọi được bão gió. Ngay cả khi rút xuống để dùng dần từ dưới lên trên, càng cuối mùa rơm càng lên cao, chỉ còn trơ lại cọc nò mà rơm không thể tụt xuống được, không đổ, gẫy, đàn gà tài giỏi mấy mùa giáp hạt cũng không đào bới được…

Tiếng là phụ phẩm nhưng mỗi cây rơm thật quan trọng với người quê. Làm chắc chắc rồi nhưng lại còn tìm thêm trụ chống tránh bão gió. Khi mùa mưa bão đến, theo dự báo thời tiết, gió chiều nào đem cọc chống ngược thêm chiều đó để tránh cây rơm bị đổ, gãy. Người quê vẫn dùng rơm rạ để cho trâu bò ăn và làm chất đốt, nấu nướng hằng ngày. Việc nấu nướng cũng hết sức dè xẻn để rơm khô còn làm nguồn thức ăn chính, là vật dụng ủ ấm cho trâu, bò trong suốt cả năm, nhất là vào những ngày tháng mùa đông giá rét, cỏ và thức ăn khan hiếm. Với tôi thuở bé, đến ngày đi nhổ mạ non, mẹ bảo chị em tôi ra cây rơm tuốt một nắm rơm vuốt thật thẳng, bỏ hết lá, cắt xén tày tặn hai đầu dùng để bó mạ cho chặt và đỡ đau cây mạ non trước khi đưa xuống đồng cấy lúa…

Đi vào làng, nhà nào cũng có cây rơm to đùng đầu ngõ hoặc được cất gọn, kín đáo trên gầm gác chạn chuồng trâu bò, được lèn chật cứng. Mỗi lần dùng để cho trâu bò ăn hoặc đun nấu, lại được rút xuống một ôm đủ dùng. Không đem xuống quá nhiều sợ trâu bò không ăn hết, không đun nấu hết sẽ bị đàn gà đào xới rơm rạ lẫn vào tro lửa, có khi gây cháy nguy hiểm. Trước đây, ngày mùa cứ nhà nào có cây rơm to trước ngõ cho thấy sự no đủ, giàu có. Bởi lẽ, nhà đó làm nhiều ruộng, cấy nhiều lúa thì đống rơm mới to, thóc đầy bồ, và dĩ nhiên là sẽ có gạo ăn quanh năm…

Với tôi, cây rơm nhà gắn liền suốt cả một quãng đời tuổi thơ, trò chơi trốn tìm buổi tối quanh chân cây rơm của lũ trẻ chúng tôi là dấu ấn không thể mờ phai. Không có ngày nào là không phải ra chân cây rơm để rút mang vào bếp đun nấu, cho trâu bò ăn và ủ ấm. Mùa đông giá lạnh, chăn không đủ ấm, anh em tôi còn bày trò lên đào ổ rơm trên chạn trâu bò nằm cho đỡ rét, có hôm còn mải nằm để quên cả việc chăn trâu cắt cỏ đồng xa… Xào xạc mùa xây rơm lại nhớ quê xa, cây rơm cũng như những làn điệu dân ca thao thức không chỉ một tâm hồn tôi mà có lẽ nhiều người cũng thế.

Làng quê yên bình ngày xưa giờ đang trong đà đô thị hóa, ngõ quê thảng hoặc chỉ thấp thoáng vài bóng cây rơm. Nơi góc sân trong vườn tôi trốn tìm ngày xưa không còn cây rơm nữa, để ký ức bổi hổi bồi hồi, như dòng sông lở sông bồi hồn. quê…

Nguồn: vannghequandoi.com.vn

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng

Toạ lạc trên sườn núi Thiên Tượng của dãy Hồng Lĩnh, chùa Thiên Tượng thuộc phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) được xem là Hoan Châu đệ nhị danh thắng với nhiều cảnh đẹp.
Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Lối cũ không chỉ là một con đường, mà là nơi chất chứa yêu thương, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, là chiếc nôi của những giấc mơ giữa trưa hè...
Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.