Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng chủ trì hội nghị. Các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cùng tham dự.
Trong những năm qua, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của Hà Tĩnh có bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,95% năm, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, nhìn chung, sự tăng trưởng vẫn chưa thực sự bền vững, chất lượng tăng trưởng thấp. Hiệu quả hoạt động các khu, CCN vẫn còn hạn chế. Việc đầu tư hạ tầng kết nối khu, CCN với các trục giao thông chính, đầu tư khu xử lý chất thải tập trung chưa đồng bộ, dẫn đến việc thu hút đầu tư đạt kết quả thấp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng trình bày dự thảo Nghị quyết "Đẩy mạnh phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo".
Chính vì vậy, tại hội nghị, các Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đều khẳng định việc xây dựng đề án là hết sức cần thiết, làm cơ sở định hướng cho việc bổ sung, điều chỉnh một số quy hoạch, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển CN-TTCN của tỉnh; xác định rõ các nhóm ngành CN chủ lực, các nhóm ngành CN cần thúc đẩy, phù hợp với tiềm năng, lợi thế và tình hình thực tế của tỉnh, đảm bảo tính liên kết vùng, khu vực và cả nước...
Bí thư Huyện ủy Thạch Hà Trần Nhật Tân: Đề án cần quan tâm hơn nữa đến phát triển CN nhẹ, CN nông thôn để vừa giải quyết được lao động vừa mang lại nguồn ngân sách lớn.
Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Quảng: Ngoài các dự án lớn, còn lại phát triển CN của tỉnh đang rất hạn chế, bởi hạ tầng cơ sở cho CN phát triển đang rất yếu, trong khi nguồn lực đầu tư lại hạn hẹp
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Cao Thanh: Với điều kiện hiện nay của tỉnh, việc xây dựng đề án phát triển CN-TTCN là hết sức cần thiết, nhưng phát triển theo hướng bền vững. Muốn vậy, đề án cần xây dựng kỹ các giải pháp để bảo vệ môi trường.
Hội nghị cũng đã góp ý vào các nhóm giải pháp huy động nguồn lực đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng để phát triển CN-TTCN; ưu tiên xã hội hóa đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN, CCN. Xây dựng KKT Vũng Áng thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia và khu vực, là hạt nhân trong phát triển CN của tỉnh và khu vực. Chú trọng phát triển ngành CN luyện kim và sản xuất điện năng, phát triển CN hỗ trợ, CN cơ khí, CN chế biến, chế tạo sản phẩm sau thép, CN sản xuất bia, dệt may, chế biến nông - lâm - thủy sản; phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Đề án cần làm rõ được tỷ trọng công nghiệp trong GDP và tỷ lệ lao động trong CN-TTCN.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng thời đề nghị tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp tâm huyết của đại biểu; bổ sung, hoàn chỉnh đề án, dự thảo Nghị quyết để ban hành vào giữa tháng 5/2018.
Điều chỉnh, thống nhất về mặt số liệu, mục tiêu cụ thể của đề án phù hợp với thực tiễn, tránh vướng với quy hoạch chung của tỉnh. Trong phát triển CN cần chú ý đến CN chế tạo, CN nông thôn, kết nối hạ tầng các khu, CN, giữa nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng các chính sách phát triển CN quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, từ đó có sự vận dụng phù hợp với thực tiễn của Hà Tĩnh.
"Với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, con đường phát triển CN là tất yếu, nhưng phải theo xu hướng phát triển CN phụ trợ, CN sạch, xanh" - Bí thư Tỉnh ủy khẳng định.