Thói quen xấu khi lái xe của phụ nữ dễ gây ra tai nạn thảm khốc

Phụ nữ biết lái xe ô tô là không hề hiếm. Mỗi năm có đến hơn 50.000 nữ tài xế tốt nghiệp chứng chỉ và vượt qua kỳ thi bằng lái xe ô tô hạng B2. Tuy nhiên, học trên sách vở là một chuyện và tham gia giao thông ngoài thực tế lại là một chuyện khác.

Thực tế đã có rất nhiều các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, không chỉ tính đến 2 vụ tai nạn kể trên mà mỗi năm có tới hơn 700 vụ tai nạn khác nhau do phụ nữ gây ra mà nguyên nhân khiến nữ tài xế ô tô thường gây ra tai nạn bởi những thói quen xấu của họ.

Trang phục không thoải mái

Thông thường, trang phục của phụ nữ thường rất cầu kì, phức tạp. Không ít phụ nữ lái xe mặc bó, đi giày cao gót. Điều này sẽ khiến việc điều khiển phanh chân khó khăn nên dễ dàng mất phanh.

Thói quen xấu khi lái xe của phụ nữ dễ gây ra tai nạn thảm khốc

Phụ nữ lái xe có rất nhiều thói quen cần phải bỏ vì rất dễ gặp tai nạn

Vừa lái xe vừa trang điểm

Nhiều khi quá bận rộn, trong thời gian lái xe phụ nữ cũng có thể tận dụng tranh thủ để trang điểm. Việc này cũng rất nguy hiểm, chỉ trong tích tắc cũng có thể gây ra tai nạn.

Quên chỉnh gương, ghế và hạ phanh tay

Khi mới lên xe, ghế và gương chiếu hậu nếu không được chỉnh sẽ khiến người lái khó quan sát tuy nhiên khá nhiều phụ nữ thường quên thao tác này.

Chuyển đổi giữa số lùi, số tiến khi xe chưa dừng hẳn

Thao tác cài số lùi và số tiến thường được sử dụng khi xe di chuyển vào khu vực đỗ xe có không gian nhỏ. Tuy nhiên, phụ nữ thường có thói quen sai lầm rà phanh khi xe chưa dừng hẳn. Với việc chuyển số từ D về R hoặc ngược lại nhằm mục đích rút ngắn thời gian như vậy có thể khiến hộp số bị hỏng nhanh nếu việc này thường xuyên diễn ra.

Không dùng phanh tay

Phanh tay có tác dụng làm cân bằng trọng tải xe, giúp cho các bộ phận truyền động trong hộp số bền hơn. Tuy nhiên, thói quen không sử dụng phanh tay của lái xe sẽ khiến toàn bộ trọng lượng của xe dồn vào chốt hãm được làm từ một miếng kim loại nhỏ nên rất dễ bị mòn hoặc gãy. Nếu các chi tiết liên quan đến phanh xe bị hỏng khi đang chạy, tài xế và hành khách trên xe sẽ rất dễ gặp nguy hiểm.

Rà phanh khi xuống dốc

Khi xuống dốc, nhiều người thường có suy nghĩ rà phanh để xe đi chậm lại không bị trôi dốc. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến má phanh và rotor bị sinh ra nhiệt, có thể bị mài mòn hoặc méo. Cách làm đúng nhất là cần về số thấp hơn khi xuống dốc để giảm sức ép theo cách tự nhiên mới có thể giúp xe duy trì được tốc độ an toàn.

Dùng hai chân đạp ga và phanh

Đối với loại xe số sàn, tài xế thường phải dùng cả hai chân để thao tác khi lái xe, chân trái đạp phanh còn chân phải đạp ga. Tuy nhiên, hiện nay đã có thêm xe số tự động, các nhà sản xuất đã loại bỏ chân côn để tài xế chỉ cần sử dụng chân phải để vừa đạp ga, vừa đạp phanh.

Song, cũng vì thế mà một số chị em mới chuyển từ xe số sàn sang số tự động thường chưa quen và dễ nhầm lẫn dùng cả hai chân để đạp. Khi đạp ga sẽ khiến tác dụng của phanh bị giảm rất nhiều nên trong một số trường hợp bất ngờ có thể xảy ra tai nạn.

Những lưu ý để phụ nữ lái xe an toàn

Chuẩn bị giày riêng khi lái xe

Việc đi giày cao gót khi lái xe là hoàn toàn không hợp lý, khi đạp và mắc kẹt chân ga thì không chỉ gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông xung quanh mà còn là mối hiểm họa cho chính các chị em phụ nữ lái xe. Vì thế hãy luôn để một đôi giày riêng mỗi khi lái xe.

Không làm việc riêng, tập trung điều khiển xe

Thay vì nghe nhạc, xem điện thoại, chơi candy crush hay tranh thủ xem phim trên xe, các nữ tài xế nên tập trung lái xe thật vững vàng, bởi trên đường tham gia giao thông, đặc biệt là tại đường đi ở Việt Nam, việc người tham gia tuân thủ luật giao thông chỉ ở mức tương đối, do đó càng phải cảnh giác cao độ khi lái xe.

Tập thuần thục điều khiển chân ga, phanh lái

Để điều khiển chân ga, phanh lái một cách chuẩn xác, phái đẹp nên tập lái nhiều hơn. Chị em phụ nữ có thể tập lái quanh khu chung cư, tại các vị trí đường đô thị mới rộng lớn để quen tay lái cũng như hiểu rõ cách đạp chân ga và dừng xe sao cho hợp lý. Đặc biệt, phái đẹp nên nhờ hoặc thuê thầy dạy lái xe đi kèm để sẵn sàng được trợ giúp khi tập tham gia giao thông bằng xe ô tô.

Theo VietQ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast