Xét xử vụ án “cậu Thủy” và đồng phạm làm giả hài cốt liệt sĩ

Sáng 16/10, tại thành phố Đông Hà, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "cậu Thủy" và đồng phạm làm giả hài cốt liệt sĩ.

Các bị cáo gồm: Nguyễn Văn Thúy, tức “cậu Thủy”, 56 tuổi; Mẫn Thị Duyên, 53 tuổi, vợ Thúy; Mẫn Đức Phương, 37 tuổi, em ruột Duyên, cùng trú tại thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Văn Hoành, em ruột Thuý trú tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Trường Sơn, 28 tuổi, trú tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội và Nguyễn Anh Chiều, 32 tuổi, con rể Duyên, trú tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội - bị đề nghị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Xâm phạm mồ mả, hài cốt".

Nguyễn Văn Hoành bị truy tố thêm tội "Trộm cắp tài sản". Riêng bị can Vũ Đức Chung, 69 tuổi, trú tại thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, là nhân viên quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô bị truy tố về tội “Xâm phạm mồ mả, hài cốt”.

Xét xử vụ án “cậu Thủy” và đồng phạm làm giả hài cốt liệt sĩ ảnh 1

Dẫn giải Nguyễn Văn Thúy vào phòng xét xử

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Trị, “cậu Thủy” tự xưng có khả năng tìm hài cốt nhờ bằng “ngoại cảm”.

Thủ đoạn của nhóm “cậu Thủy” là khi thân nhân liệt sĩ có nhu cầu tìm kiếm hài cốt thì yêu cầu cung cấp các thông tin họ tên, quê quán, đơn vị chiến đấu, thời gian và địa điểm hy sinh…

Muốn tìm thì phải trả trước 10-15 triệu đồng, khi nào hoàn thành việc tìm và cất bốc hài cốt thì phải trả thêm 100 triệu đồng trở lên.

Sau đó, “cậu Thủy” tổ chức cho đồng bọn đi trộm các hài cốt liệt sĩ tại các khu mộ vô danh tại các nghĩa trang liệt sĩ, sau đó, chúng kết hợp với các dị vật làm giả từ trước đem chôn ở nhiều địa điểm, rồi tổ chức cất bốc, lừa lấy tiền.

Xét xử vụ án “cậu Thủy” và đồng phạm làm giả hài cốt liệt sĩ ảnh 2

Trong vụ án làm giả hài cốt, vợ chồng Nguyễn Văn Thúy (cậu Thủy) và Mẫn Thị Duyên đóng vai trò là chủ mưu

Tổng cộng nhóm “cậu Thủy” đã trộm được khoảng 70 bộ hài cốt của các liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế…

Cáo trạng cũng xác định, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là nạn nhân của “cậu Thủy”. Từ cuối năm 2012 đến giữa 2013, ngân hàng này đã phối hợp với cậu Thủy tiến hành 4 đợt tìm kiếm cất bốc hài cốt liệt sĩ tại các tỉnh Bình Phước, Đắk Lắk, Quảng Trị.

Xét xử vụ án “cậu Thủy” và đồng phạm làm giả hài cốt liệt sĩ ảnh 3

Mẫn Thị Duyên trong phòng xét xử

Tổng số hài cốt liệt sĩ tìm được trong 4 đợt này hơn 100 bộ. Mỗi bộ hài cốt tìm được phía ngân hàng này trả cho “cậu Thủy” 75 triệu đồng.

Tuy nhiên, trong đợt phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vào tháng 7/2013, nhóm “cậu Thủy” bị phát hiện có dấu hiệu làm giả hài cốt.

Cơ quan điều tra vào cuộc đã chứng minh tất cả hơn 100 bộ hài cốt liệt sĩ mà “cậu Thủy” cất bốc trước đó đều là giả.

Cáo trạng cho rằng, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam bị “cậu Thủy” lừa đảo hơn 7 tỷ đồng; 8 gia đình thân nhân liệt sĩ bị “cậu Thủy” chếm đoạt hơn 1 tỉ đồng.

Theo VOV

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đọc thêm

Khi chiến sĩ công an trở thành thầy giáo dạy bơi cho trẻ nhỏ

Khi chiến sĩ công an trở thành thầy giáo dạy bơi cho trẻ nhỏ

Nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước, đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, sơ cứu ban đầu đối với nạn nhân bị đuối nước, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức hàng trăm lớp học bơi miễn phí cho thanh, thiếu niên.
Hà Tĩnh siết chặt việc vận chuyển cát trên sông

Hà Tĩnh siết chặt việc vận chuyển cát trên sông

Trước tình trạng khai thác và vận chuyển cát, sỏi trên sông có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn mất an toàn giao thông đường thủy nội địa, thời gian qua Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Tĩnh đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Lật thuyền thúng, 1 ngư dân tử vong

Lật thuyền thúng, 1 ngư dân tử vong

Khi đang vào bờ thì chiếc thuyền thúng của 2 ngư dân ở phường Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị sóng lớn đánh lật úp khiến một người tử vong.
Cẩn trọng với những tin nhắn... "đi lạc”!

Cẩn trọng với những tin nhắn... "đi lạc”!

Một tin nhắn nhầm số, một lời chào thân thiện… nhưng đằng sau có thể là một kịch bản lừa đảo. Thời gian gần đây, không ít người dân Hà Tĩnh nhận được tin nhắn kiểu "đi lạc" như vậy.