Xích gần hơn “Đất nước có nụ cười thân thiện”

(Baohatinh.vn) - Từ lâu, Thái Lan được mọi người ca ngợi là “Đất nước có nụ cười thân thiện”. Thái Lan đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn của khách thập phương. Bên cạnh những giá trị về văn hóa tâm linh, sùng tín đạo Phật, xứ sở này còn mở ra cho du khách một thế giới hiện đại đang phát triển trong hội nhập, một nét đẹp an lành về môi trường sinh thái.

Du lịch khám phá đất nước Thái Lan

xich gan hon dat nuoc co nu cuoi than thien

Đi đến đâu bạn cũng sẽ bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Thái duyên dáng trong trang phục cổ truyền, cầm sẵn những chiếc vòng hoa, mỉm cười quàng vào cổ du khách, rồi khẽ chắp tay cúi chào với nụ cười tươi trên môi. Ảnh: internet

Từ sân bay đến thủ đô Băng Cốc

Tôi may mắn là một trong những hành khách đầu tiên của hãng hàng không VietJetAir trên đường bay Vinh - Băng Cốc vừa mới khai trương. Sân bay quốc tế Suvarnabhumi (thủ đô Băng Cốc) đón chúng tôi vào một ngày nắng đẹp. Dẫu lần thứ 3 đặt chân tới đây nhưng tôi vẫn thấy choáng ngợp. Một sân bay rộng gần 33 km2 hôm nay rộn ràng những “con chim sắt khổng lồ” bay lên, lượn xuống. Sân bay phẳng lì, láng bóng hiện rõ những vạch đường băng màu trắng dọc ngang.

20 năm qua, Thái Lan mỗi năm đón tới 40-45 triệu lượt người tới tham quan, nên các phòng chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay, người tấp nập như trẩy hội mùa xuân… Khi ở sân bay, đủ các hãng máy bay ở mọi châu lục hạ cánh thì phòng vé cũng hội tụ đủ các màu da, các sắc tộc. Thế mới biết cường độ làm việc của các cán bộ, công an, hải quan, hàng không… rất lớn nhưng nhìn gương mặt ai cũng phấn chấn, hồ hởi. “Đất nước của những nụ cười thân thiện” hiện lên ngay từ sân bay.

Mọi thủ tục phục vụ khách hàng đều diễn ra nhanh gọn, kịp thời. Hàng ngày, sân bay đón hàng vạn lượt khách ra vào, nhưng nhờ tính chuyên nghiệp của từng bộ phận cùng với trang bị máy móc hiện đại, dòng chảy du khách 24h/24h thông suốt. Tuyệt nhiên tôi không nghe một tiếng huýt còi, một lời cãi vã, một sự trấn an hay dẹp loạn của cảnh sát. Du khách vào đất Thái Lan đã có hướng dẫn viên người Thái cầm cờ hiệu đuôi nheo màu xanh nhiệt tình hướng dẫn.

Hướng dẫn viên du lịch Công ty

Vietravel Mạc Việt Dũng được đơn vị giao nhiệm vụ đưa đón đoàn chúng tôi trong suốt chuyến đi 5 ngày. Dũng sinh trưởng ở Hà Nội, vốn nói năng đã ngọt ngào lưu loát, lại học đúng chuyên ngành du lịch nên tuy mới vào nghề mà đã sớm đúc rút kinh nghiệm bản thân, tạo thiện cảm cho hành khách. Bằng phong cách giao tiếp lịch sự, bằng những kiến thức văn hóa lịch sử mà anh đã chịu khó sưu tầm về đất nước Thái Lan, Dũng đã làm cho mọi người quên đi mệt nhọc.

Xe vào cửa ngõ thủ đô Băng Cốc, không ít người trong đoàn đã thốt lên “Tuyệt vời quá!”. Dẫu bên dòng sông Chao Phraya vẫn còn nhiều khu nhà ổ chuột của những cư dân nghèo sinh sống nhưng bị khuất lấp bởi những ngôi nhà chọc trời với kiến trúc hiện đại.

20 năm đổi mới, Thái Lan mở rộng hội nhập bằng những chiến lược riêng của mình trong cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, an sinh xã hội, đưa đất nước Thái Lan có tốc độ kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Từ phía Bắc tới phía Nam dọc đường chim bay, các làng quê nông thôn đang dần đô thị hóa. Thái Lan đã tạo được thế “chân kiềng” bền vững trên cả 3 địa hạt: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch. Gạo Thái Lan không chỉ được nhân dân trong nước ưa chuộng mà nằm trong tốp những thương hiệu gạo ngon nhất thế giới. Các mặt hàng điện tử, điện lạnh, may mặc, cơ giới... đều có thị trường và khách hàng tin dùng.

Thủ đô Băng Cốc, diện tích gần 1.600 km2, dân số hơn 8 triệu, là thủ đô có số lượng người sinh sống và làm ăn đông nhất các thành phố châu Á. Nhưng nếu nhìn trên bình diện chung, Thái Lan có diện tích hơn 615.000 km2, dân số hơn 60 triệu người thì tiềm năng Thái Lan vẫn còn dư thừa để con người tiếp tục khám phá và phát triển.

Ngồi trên ô tô, đi qua vùng giáp ranh giữa Băng Cốc và Pattaya, chúng tôi vẫn thấy vô số những lô “đất vàng” đang nằm dọc đại lộ. Khác với thủ đô Hà Nội, thủ đô Băng Cốc ít cây xanh, đặc biệt hiếm những cây đại thụ nhưng không đến nỗi nóng bức.

Băng Cốc mọc lên nhiều cung điện nguy nga, nhiều chùa chiền, nhiều ngôi nhà mạ vàng. Ở đâu cũng thấy ảnh vua và hoàng hậu, ở đâu cũng thấy tượng Phật. Người dân ngàn đời nay luôn sùng tín đạo Phật và luôn sùng tín vua. Nhiều siêu thị, công sở, nhà hàng xây hẳn hai đến ba tầng làm chỗ gửi ô tô cho khách.

Tại trung tâm thủ đô, đặc biệt ấn tượng là ngôi nhà cao 83 tầng, ngay tầng nhà cao nhất có cả dịch vụ ăn uống, với nhiều đặc sản để du khách thưởng thức cảm giác lạ. Những dòng xe trên đường ào ào như thác suốt ngày đêm. Ở đây, các tài xế đều sử dụng ô tô tay lái nghịch.

Cô Mon Thay Chít - hướng dẫn viên du lịch cho biết: Tại thủ đô Băng Cốc cũng có nạn tắc đường, nhất là những ngày lễ tết, xe có lúc phải kiên nhẫn chờ tới hơn 2 tiếng đồng hồ mới đi được... Lái xe không ai bấm còi inh ỏi, không ai giành đường, vượt trước. Cảnh sát giao thông xử phạt rất nặng đối với những người vi phạm như đi sai làn đường, vượt đèn đỏ. Tiền phạt có thể lên đến hàng chục ngàn bạt nếu phát hiện lái xe uống rượu, đưa hàng gây ô nhiễm vào thành phố. Cùng với siết chặt luật giao thông, Chính phủ Thái Lan tích cực đầu tư nâng cấp hệ thống tàu điện ngầm, tàu điện trên không, xây cầu vượt, làm làn đường dành riêng cho người đi bộ. Do vậy, tại thủ đô Băng Cốc không có cảnh đi ngang, rẽ tắt, không có những gánh hàng rong, dịch vụ kinh doanh buôn bán trên các vỉa hè.

Người dân Thái sắm ô tô dễ như người Việt Nam sắm xe máy. Bởi chính phủ Thái Lan từ nhiều năm qua đã ban hành một chính sách khá thông thoáng: hỗ trợ những người có nhu cầu sắm xe riêng từ 100.000 - 120.000 bạt, số còn lại người mua vay ngân hàng và trả góp trong vòng nhiều năm. Những người quá nghèo khổ, không đủ điều kiện sắm xe, chính phủ trích ngân sách mua ô tô công đưa đón. Thái Lan cũng vượt trội so với nhiều nước khác là quan tâm dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Bảo hiểm y tế toàn dân, mỗi người chỉ cần đóng góp 30 bạt, lúc vào bệnh viện chữa bệnh được miễn phí hoàn toàn.

xich gan hon dat nuoc co nu cuoi than thien

Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nakhon Phanom (Thái Lan). Ảnh: Thanh Hoài

Thăm Hoàng cung, hiểu thêm cuộc đời ông vua thứ chín

Sau đêm đầu tiên nghỉ tại khách sạn khá sang trọng của khu phố người Hoa, hơn 9h sáng, chúng tôi đã có mặt tại Hoàng Cung, nơi gia đình vua Ra Ma thứ IX từng sinh sống. Đây là vị quân vương được nhân dân Thái ái mộ và tôn kính nhất trong lịch sử các đời vua. Nhà vua Ra Ma thứ IX hiện đã 90 tuổi, hoàng hậu Ri Ve đã 83 tuổi, cả 2 người đều sống hòa hợp, hạnh phúc. Hiện nay vì tuổi cao, sức yếu nên gia đình nhà vua rời hoàng cung và về dưỡng sinh tại một khu vườn yên tĩnh, cạnh bệnh viện Hoàng Gia để các bác sĩ tiện chăm sóc sức khỏe. Hơn 10 năm qua, Hoàng Cung đã trở thành địa chỉ hấp dẫn nhiều khách tham quan trên thế giới.

Vào Hoàng Cung, khách cảm thấy lòng thanh thản như bước vào khu vườn sinh thái. Hoàng Cung rộng khoảng 3 ha, đủ các cây xanh rợp bóng, lối vào nào cũng có hòn non bộ, vườn hoa, tượng đài. Những ngôi nhà mái nhọn cổ kính thấp thoáng những cánh chim bồ câu bay về đậu trên mái. Dầu khách lạ hay quen, khi vào thăm “vườn thượng uyển” và xem các hiện vật lịch sử trưng bày tại Hoàng Cung, ai cũng tỏ lòng thành cung kính vua và hoàng hậu.

xich gan hon dat nuoc co nu cuoi than thien

Bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng khi đến những nơi linh thiêng như: chùa chiền, tượng Phật, nhà thờ… Ảnh: internet

Khách ăn mặc lịch sự, chỉnh tề, không sử dụng máy quay phim ghi hình, không được hút thuốc lá hoặc gây nên hành vi phản cảm khác. Từng đoàn khách vào ra được đội bảo vệ Hoàng Cung kiểm tra rất kỹ. Tại đây có tổ dịch vụ bán xà gồ (váy Thái) cho phụ nữ ăn vận trước khi vào cung điện. Mỗi chiếc xà gồ giá chỉ 50 bạt, nhưng nó trở thành kỷ niệm riêng của mỗi người sau mỗi lần tới đất Thái.

Vào Hoàng Cung, một ấn tượng ghi sâu vào tâm hồn tôi, là những bức ảnh, những pho sách quý, những kỷ vật lịch sử gắn với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc qua các triều đại (từ vua thứ nhất đến vua thứ IX). Hầu như vương triều nào cũng biết dựa vào dân và đặt lợi ích của mình gắn với lợi ích của dân. Vua Ra Ma thứ IX là hiện thân cho tư tưởng tiến bộ ấy.

Vua Ra Ma thứ IX sinh năm 1927, lên ngôi từ năm 1946. Qua hàng chục thập kỷ trị vì đất nước, mặc dầu quốc gia Thái Lan xẩy ra bao nhiêu cuộc khủng hoảng về chính trị nhưng ông đã có những sách lược lớn trong tiến trình đổi mới về dân chủ, nhân quyền, xây dựng lực lượng quân đội, ngoại giao… tạo ngay được bầu không khí hòa bình, tránh được những xung đột lớn khi các phe nhóm nổi dậy.

Ông nội ông có 100 bà vợ, bố ông có 89 bà vợ nhưng vua Ra Ma thứ IX thủy chung với hoàng hậu đến trọn đời. Thời trẻ ông rất ham thích thể thao. Một lần trong một cuộc đua xe tại Pa-ri (thủ đô Pháp), Ra Ma gặp tai nạn “thập tử nhất sinh”. Ông bị hỏng một mắt, đưa vào bệnh viện điều trị hơn 7 tháng trời. Lúc bấy giờ vua cha hỏi ý kiến các triều thần nên đưa người nào tới chăm sóc, các triều thần đều thống nhất đưa con gái một viên quan lại xinh đẹp tên là Ri Ve sang Pháp để hầu Hoàng tử.

Chẳng thể ngờ, sau khi bình phục, Hoàng tử lại ngỏ lời yêu nàng nhưng nàng một mực từ chối. Ri Ve nói: “Thiếp nếu lấy chàng không thể chung cảnh “vợ cả, vợ lẻ” dầu đầu đội vương miện Hoàng hậu”. Hoàng tử nghe thế bèn bảo: “Thế nàng muốn gì để ta chiều theo?”. Ri Ve bắt chàng viết bản cam kết, hoàng tử đưa giấy bút ký ngay bản hợp đồng hôn nhân này.

Ra Ma thứ IX thời trẻ đã biết thương yêu người nghèo. Thuở nhỏ, mẹ dạy ông bỏ tiền vào ống tiết kiệm để phân phát cho người nghèo. Cho đến lúc vua Ra Ma thứ IX trở thành người giàu nhất châu Á, với khối tài sản hơn 25 tỷ đô la, gia đình ông đã giành một khoản tiền lớn để ủng hộ người nghèo, giúp nông dân phát triển sản xuất. Ông là người tiếp cận với tri thức khoa học sớm tại các trường đại học nổi tiếng Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ... Nhờ có tri thức và trí tuệ uyên bác, vua Ra Ma thứ IX trở thành nhà khoa học nổi tiếng. Cả cuộc đời ông đã cống hiến cho quốc gia Thái Lan hàng ngàn công trình khoa học. Người Thái muôn đời đội ơn ông, bởi những “Đề án Hoàng Gia” mang lại lợi ích cho dân, cho nước phát triển cường thịnh. Từ đề án giống cây trồng đến bảo tồn nguồn nước, từ việc chống ngập úng đô thị đến bảo vệ và phát triển rừng.

Rời Hoàng Cung, bên tai tôi vẫn còn nghe văng vẳng tiếng người thuyết minh: “Vua Ra Ma thương người nghèo bao nhiêu lại càng yêu quý thiên nhiên bấy nhiêu. Ông thích ăn rau quả và luôn luôn khuyến khích trồng rau sạch, quả sạch”.

Thảo nào “Đất nước có nụ cười thân thiện” suốt bốn mùa xanh tươi đến vậy.

(Còn nữa)

Tháng 6/2016

Đọc thêm

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Podcast tản văn: Lối cũ ta về

Lối cũ không chỉ là một con đường, mà là nơi chất chứa yêu thương, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, là chiếc nôi của những giấc mơ giữa trưa hè...
Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Podcast: Chuyện những người phụ nữ Hà Tĩnh được gặp Bác Hồ

Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…