Việc Hàn Quốc gỡ bỏ tạm dừng tuyển chọn lao động đối với các huyện: Cẩm Xuyên, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là cơ hội để người lao động tại các địa phương này sang Hàn Quốc làm việc sau nhiều năm bị từ chối.
Từ đầu năm đến nay, 757 lao động Hà Tĩnh đã xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS với các ngành nghề chế tạo, xây dựng, công nghiệp và ngư nghiệp.
Thị trường xuất khẩu lao động đã trở lại bình thường và khởi sắc, năm 2023, Hà Tĩnh phấn đấu đưa hơn 8.000 người đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các lĩnh vực có thu nhập cao, ổn định.
Mặc dù chưa được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ HT Group có địa chỉ 191, Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) vẫn tổ chức tư vấn, môi giới, giới thiệu người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Chương trình EPS do Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh triển khai thuộc các nội dung của Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc với Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam về việc phái cử và tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc.
Các đơn vị xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Hà Tĩnh đã chủ động chuẩn bị nguồn ứng viên, sẵn sàng đưa lao động sang làm việc tại nước ngoài khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH vừa phát đi thông báo, tạm hoãn kỳ thi tiếng Hàn đợt 2 năm 2020 cho lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong ngành sản xuất chế tạo.
Trong tâm trạng đau buồn, gia đình 2 thuyền viên người Hà Tĩnh mất tích trong vụ hỏa hoạn cháy tàu cá trên biển Hàn Quốc đang từng giờ ngóng chờ tin tức từ xứ người.
Chính sách mới của Bộ Tư pháp Hàn Quốc tạo cơ hội lớn cho lao động Hà Tĩnh cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc về nước. Tuy nhiên, nhiều thân nhân và lao động vẫn chưa tiếp cận được thông tin quan trọng này.
Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh vừa đề nghị Sở KH&ĐT Hà Tĩnh xem xét bổ sung vào danh sách thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh năm 2019 đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ việc làm, cung ứng xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng không khắc phục.
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phong - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần XKLĐ, Thương mại & Du lịch (ở Hà Nội) - doanh nghiệp phái cử anh Nguyễn Văn Phúc (SN 1988, trú tại thôn Phú Mậu, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) theo chương trình thuyền viên sang Hàn Quốc làm việc bị gặp nạn trên biển vừa qua.
Nhiều năm nay, Bộ LĐ-TB&XH đã cấp phép cho các tổ chức, doanh nghiệp tại Hà Tĩnh và nhiều tỉnh thành được ký kết hợp tác với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan… đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài. Tuy vậy, tình trạng lao động “chui” (lao động không theo hợp đồng) vẫn diễn ra ngày càng nhiều với số tiền bỏ ra cho các chủ môi giới không ít? Vì sao vậy?
Những năm gần đây, nhờ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo hợp đồng mà nhiều gia đình trên địa bàn Hà Tĩnh đã thoát được nghèo, có của ăn của để. Tuy nhiên, không ít lao động ôm giấc mộng làm giàu ở những miền “đất hứa” bằng con đường bất hợp pháp với hành trình kiếm sống gian nan, đầy hiểm nguy và phải đánh đổi cả tính mạng…
Mặc dù không có chức năng về hoạt động XKLĐ nhưng Công ty TNHH Du học - Xuất khẩu lao động LUCKY TD MASAN (gọi tắt Công ty LUCKY TD MASAN) vẫn tổ chức treo biểu quảng cáo, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, tuyển chọn lao động đi làm việc tại nước ngoài và thu tiền trái quy định của người lao động.
Liên tục trong 3 ngày (30/8 đến 1/9), 2 lao động cùng ở xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) gặp tai nạn, tử vong khi đang lao động ở nước ngoài. Những ngôi nhà chìm trong tang thương, gia đình phải "cắm" sổ đỏ, vay tiền đưa thi thể thân nhân về nước.
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi làm việc sáng nay (23/8) giữa UBND tỉnh với GS. Hwang Hwa Seok - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Kyungpook kiêm Giám đốc Trung tâm Hợp tác phát triển quốc tế Daegu Gyeongbuk (Hàn Quốc) về hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, việc làm, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và quảng bá, giới thiệu sản phẩm Hà Tĩnh tại Hàn Quốc.
Đó là chỉ tiêu được đưa ra tại hội nghị sơ kết công tác lao động - người có công và xã hội 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 5 tháng cuối năm do Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh tổ chức chiều 9/8.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký kết thỏa thuận hợp tác lao động thời vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với thành phố Pochoen, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc). Mức lương thấp nhất người lao động được nhận hơn 36 triệu đồng/tháng.