Sau mưa lũ, nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng
Do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày cùng với nguồn nước xả từ các nhà máy thủy điện đã khiến cho hàng trăm giếng nước sinh hoạt, nhà vệ sinh của bà con nhân dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập, gây ô nhiễm nặng.
Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra công tác vệ sinh môi trường tại một số xã bị ngập của huyện Hương Khê ngay khi nước lũ rút.
Theo bác sỹ Trần Xuân Dâng - Phó Giám Sở Y tế Hà Tĩnh, mặc dù nước trong vùng ngập lụt đã rút nhưng các điều kiện về ăn ở, giữ vệ sinh môi trường sống, môi trường sinh hoạt của người dân vẫn cần phải được quan tâm. Thực tế cho thấy, sau mưa lũ, úng ngập, môi trường sống thường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi xác động, thực vật thối rữa, phân hủy. Đặc biệt nước từ các hố ga, nhà vệ sinh, khu vực chứa nước thải sinh hoạt, khu chăn nuôi gia súc gia cầm… mang nhiều mầm bệnh, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh.
“Sau lũ các ổ dịch bệnh truyền nhiễm rất dễ xảy ra như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…” - bác sỹ Dâng khuyến cáo.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh cung cấp đầy đủ hóa chất cho các địa phương bị ngập xử lý môi trường.
Xác định nguy cơ xảy ra dịch bệnh sau lũ nên ngay khi trời ngừng mưa, nước lũ bắt đầu rút, Sở Y tế Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và ngành tế huyện Hương Khê nhanh chóng vào cuộc để xử lý môi trường, phòng chống các dịch bệnh phát sinh sau lũ.
Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đã tổ chức cấp thuốc, hóa chất phòng chống dịch cho các địa phương; cử 2 đội cơ động phòng chống dịch bệnh và thiên tai lũ lụt về hỗ trợ các địa phương bị ngập nặng để xử lý, hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường; tăng cường tổ chức các hoạt động giám sát và phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh thường xảy ra sau khi nước rút.
Ngành y tế hướng dẫn bà con xử lý nguồn nước đảm bảo vệ sinh sau mưa lũ
Bác sỹ Nguyễn Quốc Tuệ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Khê cho biết: Hiện tại, đơn vị đã cấp đủ hóa chất Cloramin B và phèn chua khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, áo phao cứu sinh cho cán bộ trạm y tế xã (ưu tiên những địa phương bị ngập nặng như: Phương Điền, Phương Mỹ, Hà Linh, Hương Đô, Phúc Trạch, Hương Trạch, Lộc Yên..). Tăng cường cán bộ xuống tận cơ sở các vùng bị ngập, giúp cán bộ y tế xã và nhân dân làm công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn nguồn nước sinh hoạt.
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, để đảm bảo dịch bệnh không bùng phát, ngoài việc các ngành chức năng triển khai các giải pháp phòng chống thì mỗi người dân cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật, tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm, phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
Thắng Quang
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Gần 5.000 lượt học sinh Hà Tĩnh được tư vấn về... “điều khó nói”!
Bán hàng “quá đát”, một cơ sở kinh doanh bánh kẹo ở TP Hà Tĩnh bị xử phạt
Cấp cứu cụ ông 93 tuổi bị chó nhà cắn nát chân
Vietcombank Hà Tĩnh tài trợ BVĐK tỉnh 26 máy lọc nước phục vụ bệnh nhân
Lần đầu tiên Hà Tĩnh phẫu thuật nội soi tái tạo 2 dây chằng chéo hiếm gặp
Những người mang áo blouse trắng ở Hà Tĩnh không quen với nghỉ lễ
Ve chó chui vào tai, bé gái 10 tuổi ở Hà Tĩnh suýt bị điếc
Cán bộ Công an Hà Tĩnh vượt 60 km hiến máu cứu bệnh nhân nguy kịch
BVĐK Hà Tĩnh thay thành công khớp gối toàn phần cho 2 bệnh nhân
Gần 70% bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Hà Tĩnh là vãng lai