Yêu thôi chưa đủ, can đảm mới làm nên chuyện

Hôn nhân là cái kết đẹp nhất của tình yêu, nhưng con đường đến cái đích ấy thật không dễ dàng. Đôi khi chướng ngại vật lớn nhất lại đến từ gia đình của đôi uyên ương.

yeu thoi chua du can dam moi lam nen chuyen

Cuốn Tình yêu cần nhiều dũng cảm của Chetan Bhagat.

Tình yêu là câu chuyện của hai người, nhưng hôn nhân không đơn giản như vậy. Đó là câu chuyện của hai gia đình, hai dòng họ và thậm chí là hai cộng đồng. Là người đã từng trải qua tình huống éo le này, nên Chetan Bhagat có rất nhiều chuyện để kể trong tiểu thuyết Khi yêu cần nhiều dũng cảm.

Hai nhân vật chính của tác phẩm, Krish và Ananya là một đôi trai tài gái sắc chính hiệu. Chàng trai người Bắc Ấn Krish phải lòng cô hoa khôi người Nam Ấn Ananya ngay từ cái nhìn đầu tiên. Yêu và hiểu nhau như tri kỉ, cả hai đã có những ngày tháng thật đẹp tại IIMA (Học viện Quản lý Ấn Độ). Nhưng khi đôi tình nhân nghĩ tới chuyện làm đám cưới cũng là lúc rắc rối lớn nhất xuất hiện.

Cả hai gia đình đều không đồng ý đám cưới này. Cha mẹ của Krish không muốn con trai của mình lấy một cô gái người Tamil. Vì suy nghĩ có phần hơi bảo thủ này mà hai bà mẹ “ghét nhau ra mặt” ngay từ lần gặp đầu tiên. Từ trước đến nay, một cuộc hôn nhân liên cộng đồng giữa hai tộc người khác nhau luôn là điều khó chấp nhận ở Ấn Độ.

Krish không thể thay đổi việc anh là người Punjab và Ananya cũng chẳng thể làm gì khác với dòng máu người Tamil đang chảy trong huyết quản của cô. Cả hai luôn tin rằng các bậc phụ huynh rồi sẽ bị khuất phục. Nhưng điều ấy trở nên khó khăn khi cặp tình nhân ở cách xa nhau hàng ngàn cây số.

Trong khi đôi uyên ương nghĩ đủ trăm phương ngàn kế để mua chuộc phụ huynh thì các bậc cha mẹ cũng tìm đủ mọi cách để chia cắt tình yêu của họ. Krish được mai mối với một cô gái người Punjab giàu có. Còn Ananya cũng đau đầu với “chàng rể tuyệt vời” mà mẹ cô lựa chọn, chàng trai người Tamil tài giỏi làm việc ở Thung lũng Silicon.

Để lật ngược thế cờ, Krish quyết định chuyển tới Chennai làm việc để tiện lấy lòng gia đình Ananya. Anh chàng làm đủ mọi cách để dành thiện cảm của các thành viên trong gia đình. Từ việc thức khuya suốt cả tuần làm bài thuyết trình bằng PowerPoint cho “bố vợ tương lai”, đến việc dành trọn ngày nghỉ hiếm hoi để làm “gia sư không lương” cho cậu nhóc sẽ trở thành em vợ.

Không chỉ có vậy, Krish vẫn phải vờ như không có chuyện gì xảy ra khi Ananya ngồi ăn với anh chàng tài ba ở Thung lũng Silicon. Cuối cùng, trời cũng không phụ lòng người, hay đúng hơn là bố mẹ của Ananya đã tin rằng Krish là chàng trai tốt mà họ có thể tin tưởng để gửi gắm hạnh phúc cả đời của con gái và dẹp chuyện người Tamil hay người Punjab sang một bên.

Sau những cố gắng của Ananya, mẹ của Krish cũng chấp nhận việc bà sẽ có một cô con dâu người Tamil. Lấy được thiện cảm của gia đình người yêu đã khó, làm thế để hai gia đình quý mến nhau lại khó hơn gấp bội. Bởi giữa họ không chỉ có khoảng cách về địa lý, mà còn có sự khác biệt rất lớn về văn hóa giữa hai tộc người.

yeu thoi chua du can dam moi lam nen chuyen

Bộ phim 2 States in love được chuyển thể từ tiểu thuyết Khi yêu cần nhiều dũng cảm.

Khi tưởng chừng sắp tới đích thì khó khăn lại ập tới. Nhiều lúc Krish và Ananya đã quá mệt mỏi để tiếp tục và quyết định buông xuôi. Nhưng tình yêu đã cho họ sức mạnh. Và đôi cặp tình nhân chợt nhận ra rằng họ không chỉ hành động vì hạnh phúc của bản thân. Cuộc hôn nhân của họ sẽ là minh chứng cho sự đoàn kết liên cộng đồng của nước Ấn Độ mới, đoàn kết và văn minh.

Khi yêu cần nhiều dũng cảm (tựa tiếng Anh: 2 States:The story of my marriage) là “đứa con tinh thần” đầy dí dỏm và hài hước của Chetan Bhagat, tiểu thuyết gia được mệnh danh là “Người hùng của văn chương dành cho giới trẻ Ấn Độ”. Nếu đã từng say mê tiểu thuyết Ba chàng ngốc, bạn đọc sẽ tìm ra nhiều mối liên hệ rất thú vị giữa hai tác phẩm này.

Không chỉ là một tác phẩm văn học với những tình tiết hư cấu, Khi yêu cần nhiều dũng cảm được viết từ chính những “trải nghiệm hôn nhân xương máu” của Chetan Bhagat và vợ là Anusha. Một chàng trai người Punjab đã dũng cảm kết hôn cùng cô gái người Nam Ấn. Cuốn tiểu thuyết này đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và trở thành bom tấn phòng vé của điện ảnh Boollywood.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!