Hương Sơn dồn sức xây dựng khu kinh tế động lực phía Tây

(Baohatinh.vn) - Chặng đường thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2010-2015), Hương Sơn không chỉ đối mặt với diễn biến bất lợi của suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế mà còn phải gồng mình trước những cơn lũ lịch sử. Thế nhưng, vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, Hương Sơn đã vươn mình bứt phá và đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

Trước thềm Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Quốc Lập đã chia sẻ với PV Báo Hà Tĩnh về những dấu ấn của một nhiệm kỳ với nhiều đột phá mới.

PV: Thưa Bí thư, từ điểm xuất phát thấp với nhiều khó khăn, Hương Sơn đã về đích với kết quả khả quan ở hầu hết các chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra. Xin ông đánh giá khái quát về những kết quả này?

Ông Nguyễn Quốc Lập: Phải khẳng định rằng, kết quả có tính nền tảng trong nhiệm kỳ qua của Đảng bộ Hương Sơn, đó là đã tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị xã hội; cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, bám sát tình hình của địa phương để đề ra những chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, giải pháp đúng đắn, kịp thời; xác định được mũi đột phá, chọn đúng các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm...

Nhờ đó, kinh tế địa phương có bước tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 13,8%; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,56% so với đầu nhiệm kỳ. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có bước chuyển tích cực. Quốc phòng an ninh được tăng cường, an ninh chính trị, TTATXH được giữ vững.

Hương Sơn dồn sức xây dựng khu kinh tế động lực phía Tây ảnh 1

KKT Cửa khẩu Cầu Treo, cửa ngõ phía Tây, khu kinh tế sôi động của Hà Tĩnh

Nông, lâm, thủy sản là lĩnh vực được tập trung chỉ đạo theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giành được những kết quả mang tính đột phá. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2015 tăng 72,14% so với đầu nhiệm kỳ, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích tăng lên 80 triệu đồng/ha. Quy mô, giá trị sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh; các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị hình thành và đang được nhân rộng. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện, đến nay, bình quân đạt 11,73 tiêu chí/xã; năm 2014 có 2 xã đạt chuẩn, dự kiến đến cuối năm 2015 có thêm 5-6 xã hoàn thành các tiêu chí.

Huyện đã thành lập mới 183 doanh nghiệp (tăng 88% so với năm 2010) và 71 HTX (tăng 2,45 lần). CN-TTCN, xây dựng tăng trưởng khá với tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 17,54%. Các cụm công nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư; Nhà máy Thủy điện Hương Sơn đi vào hoạt động ổn định với doanh thu năm 2015 ước đạt 110 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành TM-DV tăng trưởng bình quân 17,59%, đến năm 2015 tăng 159,53% so với đầu nhiệm kỳ. 5 năm qua, huyện đã huy động các nguồn lực, đầu tư trên 2.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương, trong đó, nguồn vốn huy động nội lực đạt trên 550 tỷ đồng.

PV: Nhiều ý kiến đánh giá, điểm ấn tượng trong bức tranh kinh tế của huyện Hương Sơn nhiệm kỳ qua, đó là sự phát triển mạnh mẽ các mô hình sản xuất theo định hướng sản phẩm chủ lực trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề trên?

Ông Nguyễn Quốc Lập: Ngay ở thời điểm khởi động chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã xác định rõ mục tiêu cốt lõi là nâng cao đời sống nhân dân và nhiệm vụ hàng đầu để đi đến đích đó là thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các mô hình SXKD. Bởi vậy, huyện đã sớm ban hành chính sách hỗ trợ và dồn sức chỉ đạo, triển khai, đưa các chính sách vào cuộc sống.

Việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế được đẩy mạnh dựa trên quan điểm nhất quán là định hướng người dân lựa chọn các sản phẩm chủ lực và thực hiện theo hình thức sản xuất liên kết với doanh nghiệp. Sau gần 5 năm, toàn huyện đã hình thành trên 1.580 mô hình có doanh thu từ 100 triệu đến 1 tỷ đồng/năm. Dự kiến, đến cuối năm 2015, sẽ có tổng cộng 1.750 mô hình, trong đó, có 75 mô hình đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Hương Sơn dồn sức xây dựng khu kinh tế động lực phía Tây ảnh 2

Trang trại bò sữa của Vinamilk tại Sơn Lễ, Hương Sơn

Đây thực sự là thành quả lớn được tạo ra từ chính người dân và nó cũng mang lại cuộc sống, vị thế mới cho chính người nông dân. Cũng từ sự phát triển mạnh mẽ của các mô hình sản xuất theo định hướng sản phẩm chủ lực, Hương Sơn đã triển khai đúng lộ trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, khẳng định vai trò chủ đạo của lĩnh vực này trong nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, để Hương Sơn bứt phá thì bên cạnh lĩnh vực kinh tế trọng tâm này, cần phải triển khai hiệu quả, đồng đều các hướng đi mũi nhọn dựa trên tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đó là phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.

PV: Bí thư đang nói về những định hướng chiến lược được kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá cho Hương Sơn trong chặng đường phát triển mới?

Ông Nguyễn Quốc Lập: Đúng vậy, Đảng bộ huyện đã xác định rõ, cùng với “đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với doanh nghiệp hóa sản phẩm, xã hội hóa đầu tư, liên kết hóa sản xuất”, thì khâu đột phá đầu tiên của nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ là: “Tập trung thu hút, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển mạnh các ngành nghề thương mại, dịch vụ, du lịch và phát triển đô thị.

Để thực hiện thành công khâu đột phá mới này, Hương Sơn sẽ tập trung khai thác hiệu quả lợi thế của KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quốc lộ 8A, đường Hồ Chí Minh. Bước đi đầu tiên sẽ là phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách, hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự và các dịch vụ phục vụ hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa; khuyến khích xã hội hóa đầu tư các loại hình dịch vụ, nhất là các ngành có lợi thế như vận tải, lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Làm tốt công tác quản lý quy hoạch, thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ vào các khu chức năng trong KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; hình thành hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ; ưu tiên những vị trí thuận lợi để xây dựng các cơ sở thương mại, dịch vụ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi và xã hội hóa đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống chợ theo quy hoạch...

Trong phát triển du lịch, Hương Sơn có tiềm năng lớn với 41 di tích được xếp hạng. Đặc biệt, có những sản phẩm đặc thù hấp dẫn như Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, Khu du lịch sinh thái nước sốt Cầu Treo và hệ thống trung tâm thương mại dọc quốc lộ 8A. Từ đó, huyện sẽ phát triển các loại hình du lịch tiềm năng, hình thành chuỗi du lịch đặc trưng là: tâm linh - tắm nước khoáng - tham quan - nghỉ dưỡng - mua sắm; tạo điểm dừng trong các tour du lịch nội tỉnh, quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, lượng khách du lịch đến địa bàn đạt khoảng 500.000 người.

Diện mạo kết cấu hạ tầng trong 5 năm cũng sẽ có sự đổi mới đáng kể khi huyện xác định mục tiêu, lộ trình huy động nguồn lực xây dựng thị trấn Phố Châu, Tây Sơn, nâng cấp khu vực Nầm thành thị tứ, từng bước hình thành chuỗi đô thị dọc quốc lộ 8A.

PV: Theo lộ trình, định hướng đã được vạch ra, thì Hương Sơn đang xây dựng địa phương trở thành khu kinh tế động lực phía Tây của tỉnh. Vậy, huyện đã chuẩn bị những gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Lập: Thứ nhất, đó là phát huy sự đoàn kết, thống nhất và cùng đặt quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; sự đồng thuận, ủng hộ và niềm tin của nhân dân. Thứ hai là xác định mục tiêu, chính sách, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để tập trung chỉ đạo thực hiện thành công các nhiệm vụ. Thứ ba là huy động cao nhất các nguồn lực tham gia phát triển KT-XH, trong đó, ưu tiên đầu tư hạ tầng cơ sở và đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Thứ tư là tăng cường sự phối hợp các cấp, ngành trong thực hiện nhiệm vụ, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Và yếu tố cốt lõi là chăm lo công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, xqây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đặc biệt coi trọng việc giữ vững ổn định chính trị, TTATXH để đảm bảo sự phát triển bền vững, đưa huyện miền núi Hương Sơn trở thành khu kinh tế động lực phía Tây tỉnh nhà.

PV: Xin cảm ơn ông!

(Thực hiện)

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.