Giấy in được 80 lần bằng mực ánh sáng

Các nhà khoa học Mỹ tạo ra loại giấy dùng ánh sáng làm mực in, có thể xóa đi in lại 80 lần.

Quy trình in của loại giấy in được 80 lần. Video: Reuters.

Các nhà hóa học tại Đại học California, Riverside sử dụng công nghệ hạt nano, loại chất liệu nhỏ hơn hàng nghìn lần bề rộng của một sợi tóc, để tạo ra loại giấy mới có đặc tính in được 80 lần bằng "mực ánh sáng", Reuters ngày 19/7 đưa tin.

"Chúng tôi trộn hạt nano với thuốc nhuộm màu xanh dương rồi phủ lên chất nền như giấy, kính hoặc nhựa", sinh viên ngành hóa học Rashed Al Eisa giải thích. "Chất liệu có lớp lót chứa nội dung mong muốn ở trên được đưa vào máy chiếu sáng trong vài phút để chữ viết lưu lại".

Chữ viết trên chất liệu nano sẽ mờ đi và trở về màu sắc ban đầu sau 5 ngày do oxy trong không khí lấy đi các hạt electron từ hạt nano được nhuộm. Quá trình mất chữ có thể được rút xuống vài phút nếu chất liệu được làm nóng.

Mỗi năm, nước Mỹ sử dụng 70 triệu tấn giấy để in dù ngày càng nhiều người đọc thông tin trên thiết bị điện tử. Nghiên cứu góp phần đưa ý tưởng về một xã hội không dùng giấy tiến gần hơn đến hiện thực.

Theo Vũ Phong/VnExpress

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.