10 mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa trong ngày nắng nóng

Mùa hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng điều hoà trong nhà sẽ tăng cao, kéo theo lượng điện tiêu thụ tăng. Vậy người dùng nên sử dụng các thiết bị điện như thế nào cho tiết kiệm?

10 mẹo giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa trong ngày nắng nóng

Ảnh: Healthcare.

1. Công suất phù hợp với diện tích phòng

Để tiết kiệm chi phí, người tiêu dùng nên chọn mua điều hòa công suất (BTU) cân xứng diện tích phòng. Phòng dưới 15m2 nên chọn công suất 9000 BTU (1HP), 15-20m2 là 12000 BTU (1,5HP), 20-30m2 là 18000 BTU (2HP) và 30-40m2 là 25000 BTU (2,5 HP).

2. Sử dụng máy có Inverter

Công nghệ Inverter (biến tần) linh hoạt điều chỉnh tốc độ quay của máy nén phù hợp với nhu cầu thực tế, mang lại lợi thế vượt trội từ 30-50% về điện năng tiêu thụ.

3. Lắp điều hòa ở vị trí hợp lý

Để điều hòa mát, bền và tiết kiệm điện, dàn nóng nên được lắp đặt nơi thoáng khí, râm mát. Đặt dàn nóng nơi bí bách khiến hơi nóng khó thoát và tốn nhiều điện hơn. Tương tự, không nên lắp dàn lạnh ở nơi dễ thoát khí lạnh như cửa ra vào, cửa sổ. Phòng có cửa kính cũng nóng hơn, khiến máy cần tốn nhiều điện năng hơn để làm lạnh.

4. Dùng chế độ hẹn giờ ngủ đêm

Khi bật chế độ ngủ ban đêm (Sleep Mode), điều hoà tự động tăng nhiệt độ thêm 1 độ C sau 2 tiếng, đảm bảo thân nhiệt của bạn không bị biến động trong lúc ngủ sâu. Hơn nữa, lúc này điều hòa sẽ chạy ở mức công suất thấp hơn, giúp tiết kiệm điện hơn so với chế độ khác.

5. Chỉnh hướng gió và sử dụng thêm quạt

Để rút ngắn thời gian làm mát của điều hoà, bạn có thể điều chỉnh hướng gió cho phù hợp với không gian, sử dụng thêm quạt để phân bổ đồng đều hơi lạnh từ điều hoà. Nhờ đó, khí lạnh có thể đến tận các ngõ ngách trong phòng, điều hòa nhanh chóng đạt nền nhiệt ổn định và tiết kiệm điện hơn.

6. Thiết lập nhiệt độ phù hợp

Đặt nhiệt độ phòng không quá chênh lệch với ngoài trời (tối đa 7°C) giúp tiết kiệm điện và tránh cho người dùng bị sốc nhiệt.

7. Sử dụng chế độ tiết kiệm điện

Một số điều hòa có chế độ tiết kiệm điện (Econo/Eco), giới hạn mức tiêu thụ điện của máy để tiết kiệm hơn. Ngoài ra, người dùng có thể hẹn giờ tắt điều hòa trước khi tỉnh giấc khoảng 1h để tận dụng hơi lạnh trong phòng, vừa tiết kiệm điện lại không ảnh hưởng tới giấc ngủ.

8. Không bật/tắt điều hòa liên tục

Nếu bạn bật/tắt điều hoà liên tục sẽ gây lãng phí điện năng hơn, bởi quá trình khởi động của điều hòa rất hao tốn năng lượng. Người dùng không cần tắt điều hòa nếu ra khỏi phòng ít hơn 30 phút.

9. Xem chỉ số tiết kiệm điện trên tem năng lượng

Người mua nên xem số sao năng lượng, chỉ số hiệu suất năng lượng (CSPF) trên tem. Chỉ số này càng cao thì máy càng tiết kiệm điện.

10. Vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên

Để tiết kiệm điện năng, người dùng nên vệ sinh lớp lọc bụi trên dàn lạnh 2 tuần/lần sẽ giúp tiết kiệm điện từ 15-20%. Sau 6 tháng, máy điều hòa nên được vệ sinh chuyên sâu, cả dàn nóng và dàn lạnh.

Theo Báo Lao động

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?