10 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng trẻ

(Baohatinh.vn) - Nhiều phụ huynh cho rằng những lệch lạc của răng và hàm mặt là do di truyền. Song, những thói quen xấu thường ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí quyết định đến sự di lệch và phát triển răng miệng của trẻ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
mai hung 2.jpg

1. Đẩy lưỡi

Đẩy lưỡi ra trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới lúc nuốt, lúc nói dẫn đến tình trạng cắn hở.

Sự chuyển tiếp giữa kiểu nuốt nhũ nhi sang kiểu nuốt ở người trưởng thành diễn ra khi trẻ từ 2-6 tuổi. Đây là sự chuyển tiếp từ kiểu nuốt đặt lưỡi xuống sàn miệng đẩy về phía trước ở trẻ nhỏ sang kiểu nuốt lưỡi cong lên vòm miệng đẩy ra sau. Khoảng 10-15% không có sự chuyển tiếp, tức là trẻ tiếp tục đẩy lưỡi ra trước khi nuốt. Khoảng 80% trẻ tự điều chỉnh khi 12 tuổi.

Nếu tình trạng đẩy lưỡi kéo dài sẽ gây nên tình trạng xương hàm trên bị hẹp, không có đủ chỗ cho răng mọc. Xương hàm dưới phát triển ra sau và xuống dưới ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của mặt.

Thói quen đẩy lưỡi thường kết hợp với thói quen thở miệng có thể gây khó khăn trong phát âm và nói ngọng

2. Bú bình kéo dài

Khi trẻ trên 2 tuổi vẫn tiếp tục bú bình hoặc ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ hô hàm trên với các răng cửa trên nghiêng ra trước.

3. Mút ngón tay

mai hung 1.jpg

Mút ngón tay là một trong những thói quen có từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Một số trẻ vẫn tiếp tục thói quen này cho đến khi hơn 1 tháng tuổi hoặc hơn 1 tuổi.

Trong suốt 3 năm đầu, thói quen này chỉ ảnh hưởng đến vùng răng trước chủ yếu là gây cắn hở.

Phần lớn trẻ tự bỏ thói quen mút ngón tay trước khi mọc răng vĩnh viễn hàm trên phía trước lúc 6 tuổi. Nếu trẻ có thói quen mút ngón tay trước 6 tuổi thì không ảnh hưởng gì đến việc mọc và sắp xếp các răng vĩnh viễn do đó không cần điều trị gì cả, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Nếu thói quen này kéo dài cho đến thời kỳ mọc răng vĩnh viễn sẽ gây rối loạn cho việc mọc răng, sự sắp xếp răng hoặc cả hai. Hậu quả là răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi, thưa răng; răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi, cắn hở răng trước; cung răng trên hẹp (hình chữ V).

4. Thói quen ngậm khi ăn

Thói quen này thường gặp ở trẻ mới mọc răng hoặc ở cả trẻ lớn biếng ăn. Ngoài khiến cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, việc ngậm lâu khi ăn có thể làm thức ăn trong miệng chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng và gây sâu răng.

5. Cắn móng tay, cắn vật lạ

Thói quen cắn móng tay thường gặp ở trẻ lớn, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ 2-3 tuổi. Cường độ cắn móng tay gia tăng trong suốt giai đoạn trẻ dậy thì, liên quan đến tâm trạng căng thẳng, lo lắng.

Thói quen cắn vật lạ khác như cắn bút chì, bút bi thường gặp ở tuổi học đường. Nếu cường độ cắn thường xuyên và mạnh sẽ gây mòn răng, gây chết tủy răng và đổi màu răng do chấn thương.

6. Thói quen cắn môi, má

mai hung 3.jpg

Thói quen này có thể dẫn đến việc cắn hở vùng răng trước hoặc khiến cho răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi; răng cửa trên chen chúc và nghiêng về phía môi.

Ngoài ra, một số trẻ có thói quen cắn má thường gặp một số vấn đề về tâm lý. Điều chỉnh thói quen này cần có sự phối hợp giữa bác sĩ tâm lý, bác sĩ nha khoa và bố mẹ trẻ.

7. Mút môi

Thường gặp ở trẻ có cắn chìa răng trên rõ rệt, môi dưới nằm lọt giữa răng cửa trên và dưới. Thói quen này thường khó thay đổi, khiến môi nứt nẻ, dễ bị bội nhiễm như chốc lở.

Mút môi lâu ngày làm cho răng cửa trên nghiêng ra trước, răng cửa dưới đổ về phía lưỡi. Loại bỏ thói quen này bằng cách chỉnh nha loại bỏ tình trạng cắn chìa để môi đặt đúng vị trí.

8. Thói quen chống cằm

Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ qua thói quen này, nhưng nếu không nhắc nhở và có biện pháp loại bỏ sớm, chống cằm có thể làm thay đổi hướng phát triển xương của hàm dưới, làm khuôn mặt trẻ trở nên mất cân xứng.

9. Thở miệng

Có thể do thói quen, do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi hoặc do tắc nghẽn đường thở. Nếu trẻ có vấn đề về việc thở bằng mũi thì nên cho trẻ đi khám tai mũi họng trước khi bắt buộc trẻ bỏ thói quen thở miệng.

Thở miệng gây xáo trộn sinh lý so với việc thở bằng mũi thông thường. Nếu thói quen này kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Thở miệng kéo dài có thể khiến mặt dài và hẹp; cắn hở răng trước, xáo trộn khớp cắn phía sau; hẹp xương hàm trên, mặt kém phát triển; xương hàm dưới phát triển xuống dưới và ra sau, răng không đủ chỗ mọc chen chúc lệch lạc. Với hệ hô hấp, thở miệng có thể gây rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt.

10. Nghiến răng

Trẻ thường nghiến răng khi ngủ. Đây là thói quen không tự chủ, trẻ cũng không biết mình có thói quen như thế và thường được bố mẹ phát hiện. Nguyên nhân có thể do trẻ chơi nhiều trò chơi kích động trước khi ngủ, cản trở khớp cắn hoặc do căng thẳng tâm lý, stress ở những trẻ có hệ thần kinh dễ bị kích thích, xáo trộn tiêu hóa. Cũng có một số ý kiến cho rằng nghiến răng xảy ra ở trẻ bị giun kim hoặc các giun khác, giun kim cái đẻ trứng trong hậu môn ẩm ướt trứng nở ra gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn, nghiến răng là một đáp ứng với kích thích ngứa... Hậu quả gây nên tình trạng mòn răng, xáo trộn khớp cắn.

Việc phát hiện và ngăn ngừa các thói quen xấu rất quan trọng giúp ngăn ngừa các vấn đề lệch lạc trở nên trầm trọng hơn, giúp cho việc điều trị chỉnh nha toàn diện sau này rút ngắn thời gian hơn và đơn giản hơn. Vì vậy các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám kịp thời cho trẻ nhằm loại bỏ các thói quen xấu; tạo sự cân bằng cơ, môi, má, lưỡi. Ngoài ra, các bác sỹ sẽ hướng dẫn các phương pháp để xương hàm, răng vĩnh viễn phát triển và mọc đúng hướng, đúng vị trí, hướng đến sự phát triển toàn diện về răng - hàm - mặt.

NHA KHOA MAI HÙNG GROUP

Hotline: 0911.124.567 - 0944.431.677

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoamaihung

Địa chỉ trụ sở chính: Số 69, Hải Thượng Lãn Ông - TP Hà Tĩnh

mai hung 1.jpg

Chủ đề Nha khoa Mai Hùng Group

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast