Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
Do từ đầu vụ đến nay, thời tiết nắng nóng kết hợp mưa lũ sớm nên hiện tại, 252 ha lúa trên địa bàn bị nhiễm nấm khô vằn, chủ yếu diện tích thời kì chuẩn bị làm đòng.
Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Tỉ lệ phổ biến 3 – 5%, cao 7 - 10%, cục bộ có ruộng trên 20%; tập trung ở các xã Trung Lộc, Xuân Lộc... Nếu không phòng trừ kịp sẽ làm lúa khô cây, lép hạt, ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Bệnh rầy lưng trắng cũng đang phát triển mạnh tại các xã Trung Lộc, Xuân Lộc...
Cùng với đó thì hiện nay, đã có gần 31,5 ha lúa trên những vùng đất cao ở các xã Trung Lộc, Xuân Lộc, Quang Lộc… đang bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ trung bình 100 - 200 con/m2, cá biệt một số diện tích mật độ từ 3.000 - 4.000 con/m2.
Huyện Can Lộc đã có công văn chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người dân tích cực thăm đồng, phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, phát hiện khoanh vùng diện tích nhiễm dịch hại nhằm hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Đối với các diện tích bị nhiễm khô vằn từ 5% trở lên sẽ phun các loại thuốc đặc hiệu. Đồng thời, người dân nên bơm thuốc hạ thấp vòi phun và phun trước 8 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều để tránh thời điểm lúa thụ phấn.
Với các diện tích chưa nhiễm bệnh, bà con cũng cần phun phòng sớm, tránh ảnh hưởng đến năng suất, sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả công tác phòng trừ, góp phần nâng cao năng suất lúa hè thu 2018 trên địa bàn.