3 năm sau sự cố môi trường biển (bài 4): Bình yên tuyến biển, ngư dân Hà Tĩnh vững bước vươn khơi

(Baohatinh.vn) - Gìn giữ, nâng niu sự yên bình để tận hưởng, để lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống, đó là những việc làm, những giá trị đang hiện hữu trong mỗi gia đình của người dân quanh KKT Vũng Áng nói riêng và người dân vùng biển ở Hà Tĩnh nói chung…

3 năm sau sự cố môi trường biển (bài 4): Bình yên tuyến biển, ngư dân Hà Tĩnh vững bước vươn khơi

Ông Nguyễn Văn Sơn (áo trắng) trò chuyện cùng phóng viên Báo Hà Tĩnh.

Cùng với các anh ở Đồn Biên phòng Đèo Ngang đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, 70 tuổi ở tổ dân phố Ba Đồng, phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh) trong một chiều nắng gắt nhưng chúng tôi cảm thấy vơi bớt được cái nóng rất nhiều bởi sự tiếp đón ân cần, vui vẻ của chủ nhà.

Ông Sơn cho hay: “Trước đây, chúng tôi ở thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi lên tái định cư ở đây để nhường đất cho dự án. Khi mới lên cũng không tránh khỏi những khó khăn, tuy nhiên, chúng tôi đã nhanh chóng hòa nhập với nơi ở mới. Hiện con cái tôi đều có công ăn việc làm, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo nên chúng tôi luôn cảm thấy an tâm với cuộc sống…”.

3 năm sau sự cố môi trường biển (bài 4): Bình yên tuyến biển, ngư dân Hà Tĩnh vững bước vươn khơi

Anh Nguyễn Xuân Hải - công nhân Formosa Hà Tĩnh, trú tại tổ dân phố Hồng Hải 1, phường Kỳ Phương: “Người dân chúng tôi luôn yên tâm làm ăn, bởi tình hình ANTT trên địa bàn phường luôn được đảm bảo…".

Đến Kỳ Phương, nơi có mô hình “Tiếng kẻng an ninh” khá nổi tiếng, chúng tôi được ông Hoàng Xuân Đình - Tổ trưởng tổ dân phố Hồng Hải 1 cho hay: “Kể từ khi “Tiếng kẻng an ninh” ra đời đến nay, ở tổ dân phố tôi chưa bao giờ xẩy ra một vụ mất cắp nào, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, an ninh trật tự luôn được đảm bảo, người dân hoàn toàn yên tâm làm ăn…”.

Điều đáng nói, hầu hết người dân trong độ tuổi lao động ở Kỳ Phương đều làm ở Formosa Hà Tĩnh (1.700 người), vì vậy đến Kỳ Phương vào buổi ngày hầu như cho người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, “Người dân chúng tôi luôn yên tâm làm ăn, bởi tình hình ANTT trên địa bàn phường luôn được đảm bảo…”, anh Nguyễn Xuân Hải, công nhân của Formosa Hà Tĩnh, trú tại tổ dân phố Hồng Hải 1 cho hay.

3 năm sau sự cố môi trường biển (bài 4): Bình yên tuyến biển, ngư dân Hà Tĩnh vững bước vươn khơi

Mô hình "Tiếng kẻng an ninh" ngày càng phát huy hiệu quả trên địa bàn TX Kỳ Anh. Trong ảnh: Tổ trưởng tổ dân phố Hồng Hải 1, phường Kỳ Phương giới thiệu mô hình "Tiếng kẻng an ninh" của tổ dân phố.

Được biết, để đảm bảo giữ vững ANTT trên địa bàn, thời gian qua, các lực lượng chức năng ở TX Kỳ Anh đã bám sát cơ sở, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu về đảm bảo ANTT như: Tăng cường cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao cảnh giác, không nghe theo lời kích động của các thế lực phản động, của một số đối tượng cực đoan để làm ảnh hưởng đến ANTT.

Bên cạnh đó, thành lập lực lượng cơ động và trật tự xã, phường đủ sức đáp ứng và giải quyết tình hình ANTT ngay tại cơ sở; thành lập các tổ công tác liên ngành công an - quân sự - biên phòng phối hợp với MTTQ, đoàn thể, các đoàn công tác của Ban Thường vụ Thị ủy chủ động nắm, đánh giá, dự báo tình hình, phối hợp đảm bảo ANTT trên địa bàn. Đặc biệt là xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ như: Mô hình “Giáo họ an toàn, gia đình hòa thuận”, “Dòng họ tự quản về ANTT”, “Tổ liên gia tự quản về ANTT”, “Tiếng kẻng an ninh”, “Công an, cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên tham gia công tác đảm bảo ANTT”...

3 năm sau sự cố môi trường biển (bài 4): Bình yên tuyến biển, ngư dân Hà Tĩnh vững bước vươn khơi

Anh Võ Hồng Thưởng ở thôn Hồng Thịnh, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà): "Biển hồi sinh, thì công ăn việc làm, thu nhập, cuộc sống của những ngư dân như chúng tôi đang ngày càng được cải thiện".

Cũng như người dân quanh KKT Vũng Áng, người dân vùng biển Lộc Hà đang ngày đêm bám biển để lại vươn mình sau “vết xước” sự cố môi trường biển cách đây 3 năm.

Vừa gom ngư cụ để chuẩn bị cho chuyến ra khơi, anh Võ Hồng Thưởng ở thôn Hồng Thịnh, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà) vừa cho hay: "Hơn 2 năm nay, tôi và hơn 20 thành viên trong Tổ đánh bắt thường xuyên bám biển. Mùa nào nghề nấy, từ câu mực đến đánh cá, tôm, ghẹ... suốt quanh năm. Biển hồi sinh thì công ăn việc làm, thu nhập, cuộc sống của những ngư dân như chúng tôi đang ngày càng được cải thiện. Trừ tiền dầu và các chi phí sản xuất khác, bình quân chuyến đi biển đang mang lại cho chúng tôi khoảng 1 triệu đồng/người”.

3 năm sau sự cố môi trường biển (bài 4): Bình yên tuyến biển, ngư dân Hà Tĩnh vững bước vươn khơi

Buổi sáng ở Cảng cá Thạch Kim (Lộc Hà)

Chủ tịch UBND xã Thạch Kim (Lộc Hà) Hà Minh Tân, chia sẻ: “3 năm sau sự cố môi trường biển, các hoạt động sản xuất ở xã Thạch Kim đã đi vào ổn định và từng bước có sự tăng trưởng. Theo đó, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ kinh doanh thủy hải sản năm sau luôn cao hơn năm trước từ 5-10%. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp, kinh doanh thủy hải sản đạt gần 180 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái...”.

“Khi tình hình ANTT được giữ vững thì mọi hoạt động, sản xuất kinh doanh của người dân luôn diễn ra sôi nổi….”, Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết thêm.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.