(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh hiện có khoảng 85.000 người đang học tập, công tác và làm việc ở nước ngoài. Trong đó, có nhiều trí thức, chuyên gia đã có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng quê hương, đất nước...
Sáng 18/12 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, đã diễn ra Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của các địa phương”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và trưởng đại diện cơ quan Việt Nam tại nước ngoài tham dự hội nghị.
Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 chính thức khai mạc
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định: Từ Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 20 đến nay, tình hình thế giới và khu vực đã trải qua những biến động lớn, phức tạp, tác động nhiều chiều đến nước ta cũng như sự phát triển của các địa phương.
Điểm lại những thành tựu của công tác đối ngoại địa phương, người đứng đầu ngành ngoại giao cho biết, với sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan trung ương, các địa phương đã thực hiện tốt công tác biên giới lãnh thổ, góp phần củng cố vững chắc đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển. Ngoại giao kinh tế của hầu hết các địa phương đã được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả hơn.
Trong 3 năm qua, các địa phương đã ký 422 thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế; riêng xuất khẩu của 5 địa phương gồm TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên và Hải Phòng năm 2023 đã vượt tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước cách đây 10 năm.
Ngoại giao văn hóa ở các địa phương tiếp tục khởi sắc với 13 danh hiệu được UNESCO công nhận trong 3 năm qua và còn nhiều hồ sơ di sản đang được UNESCO xem xét. Kết nối địa phương với đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng sâu rộng, chặt chẽ hơn, thiết thực phục vụ phát triển địa phương.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh Thái Phúc Sơn thông tin: Hà Tĩnh hiện có khoảng 85.000 người đang học tập, công tác và làm việc ở nước ngoài. Trong đó, có nhiều trí thức, chuyên gia đã có nhiều đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước...
Với phương châm mỗi người Hà Tĩnh ở nước ngoài là một “Đại sứ văn hóa”, cộng đồng người Hà Tĩnh ở nước ngoài ngày càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc duy trì, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, truyền thống quê hương Hà Tĩnh, gìn giữ và phát huy tiếng Việt trong lòng xã hội ở nước sở tại.
Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 diễn ra từ ngày 18-23/12/2023 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị đội ngũ cán bộ xã Hà Linh và xã Toàn Lưu tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết, tập trung lãnh đạo, vận hành bộ máy hành chính mới tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ.
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị.
Tại Hà Tĩnh, sự kiện công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực sự là một ngày hội lớn – ngày hội của đổi mới, của niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng phát triển.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị lãnh đạo xã Đồng Tiến (Hà Tĩnh) triển khai các nhiệm vụ theo thẩm quyền một cách thông suốt, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo thuận lợi về thủ tục hành chính sau sắp xếp cho người dân, doanh nghiệp.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm đề nghị các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển”, đưa bộ máy chính quyền cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, phát triển.
Sáng nay, 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh rộn ràng cờ hoa, trọng thể tổ chức lễ công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dẫn đầu đoàn công tác Trung ương tham dự buổi lễ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến và được truyền hình, phát thanh trực tiếp đến 69 điểm cầu xã, phường.
Các xã, phường mới ở Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thiện công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mô hình quản lý mới.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Sau sắp xếp, sáp nhập, người dân được gì? Câu hỏi đó gửi gắm bao mong muốn, kỳ vọng của người dân Hà Tĩnh về một cơ cấu tổ chức mới gần gũi, trách nhiệm, hiệu quả và minh bạch hơn.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, các địa phương cần khẩn trương hoàn thành toàn bộ công tác bố trí, sắp xếp cán bộ cấp tỉnh, cấp xã; bố trí đầy đủ trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc…
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ở Hà Tĩnh hiện nay cho thấy, đạo đức công vụ đang giúp chuyển hóa một chính quyền đúng chức năng thành một chính quyền hợp lòng dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương phải tập trung rà soát từng nhiệm vụ, phân công và gắn trách nhiệm cụ thể trong liên thông, đồng bộ hạ tầng thông tin cho việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau 1 buổi làm việc tập trung, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kết quả của Kỳ họp thứ 9 là minh chứng sinh động của ý Đảng hợp với lòng dân, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính tất yếu khách quan.
Qua quá trình thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã biểu quyết, thông qua 11 nghị quyết quan trọng trên 3 lĩnh vực tài chính ngân sách, đầu tư ngoài ngân sách, nông nghiệp tài nguyên môi trường.
Mặc dù khối lượng công việc đồ sộ, song các đại biểu, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt mọi nội dung công việc theo chương trình Kỳ họp thứ 9 đề ra.
Trong ngày họp cuối cùng, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết quan trọng. Sau đó, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc, được truyền hình và phát thanh trực tiếp.
Đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hương Khê, Đức Thọ (Hà Tĩnh) trong quá trình xây dựng NTM.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành Trung ương, chính quyền địa phương thống nhất hoàn thiện quan điểm về đất đai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo thống nhất, minh bạch và hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất.
Hà Tĩnh đã hoàn thành việc cập nhật 1.431 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để sẵn sàng cho việc đóng Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ ngày 1/7.
Hệ thống hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin của 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh sau sáp nhập đang được hoàn thiện, sẵn sàng cho vận hành đồng bộ chính quyền địa phương 2 cấp từ tháng 7/2025.
Với những hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1/7 với người phạm 8 tội danh, trong đó có tội tham ô, nhận hối lộ, nếu chưa thi hành án, Chánh án TAND Tối cao sẽ xem xét chuyển thành tù chung thân.