5 chiến dịch triển khai quân ra nước ngoài lớn của Nga thời Tổng thống Putin

Nga đã gửi quân tới hàng chục quốc gia với nhiều lý do khác nhau kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin lên nắm quyền.

Theo kênh truyền hình TRT World (Thổ Nhĩ Kỳ) mới đây, việc Nga triển khai quân đến Kazakhstan, trong thành phần lực lượng gìn giữ hoà bình của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), sau một loạt các cuộc biểu tình bạo lực đe dọa Chính quyền của Tổng thống Kazakhstan Qasym Zhomart Tokayev, đã gây chú ý cộng đồng quốc tế.

Tổ chức CSTO một khối quân sự do Nga đứng đầu, tuần trước đã thông báo rằng lính dù Nga đã được triển khai tới Kazakhstan như một phần của “lực lượng gìn giữ hòa bình” bao gồm quân đội từ bốn nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác.

Ban thư ký của CSTO cho biết lực lượng có tổng cộng khoảng 2.500 người, đồng thời cho biết thêm rằng việc triển khai này là để đáp lại lời kêu gọi từ Tổng thống Tokayev nhằm giúp ổn định quốc gia Trung Á sau “các cuộc tấn công khủng bố” và các cuộc biểu tình lớn gây ra bởi giá nhiên liệu tăng cao.

5 chiến dịch triển khai quân ra nước ngoài lớn của Nga thời Tổng thống Putin

Binh sĩ Nga trong một cuộc diễn tập ở Trung Á. Ảnh: Reuters

Trong những năm gần đây, Lực lượng vũ trang Nga đã nhiều lần tham gia vào các cuộc xung đột trên lãnh thổ của cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và ở những nước xa hơn, như Gruzia, Azerbaijan, Ukraine, Syria, Libya, Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Mali, Madagascar, Venezuela và Ai Cập.

Dưới đây là 5 chiến dịch triển khai quân sự ở nước ngoài quy mô lớn của Nga.

Ukraine

Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra ở thủ đô Kiev của Ukraine vào cuối năm 2013 sau khi chính phủ đình chỉ việc ký kết một thỏa thuận liên kết với Liên minh châu Âu (EU). Quy mô của các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng và dẫn đến cuộc Cách mạng Maidan, với đỉnh điểm là lật đổ Tổng thống dân cử Viktor Yanukovych và lật đổ Chính phủ Ukraine.

Đầu tháng 2/2014, những nhân viên vũ trang đeo mặt nạ không mang quân hiệu, được cho là binh sĩ Nga, đã tiếp quản Hội đồng tối cao của Crimea. Sau đó, thông qua một cuộc trưng cầu dân ý công khai, người dân tại Crimea đã chọn sáp nhập vào Nga.

Theo các quan chức Ukraine và phương Tây, Nga hiện có khoảng 100.000 quân ở khu vực biên giới với Ukraine.

Syria

Tháng 3/2011, Chính phủ Syria phải đối mặt với một thách thức chưa từng có khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ nổ ra khắp cả nước, dẫn đến việc hình thành cac nhóm đối lập và đến năm 2012, xung đột đã mở rộng thành một cuộc nội chiến toàn diện.

Sự can thiệp quân sự của Nga vào Syria bắt đầu từ tháng 9/2015 sau khi Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad yêu cầu viện trợ quân sự chống lại các nhóm nổi dậy và lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Moskva đã triển khai binh lính và thiết bị quân sự tới một căn cứ không quân gần Latakia. Kể từ đó, các đơn vị Nga đã thực hiện những cuộc không kích nhắm vào các nhóm phiến quân đối lập.

Việc Nga can dự vào cuộc xung đột Syria đã làm thay đổi cục diện chính trị ở nước này, tạo điều kiện cho chính quyền của ông Assad kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria. Theo ước tính, có khoảng 4.000 đến 5.000 quân Nga ở Syria.

Azerbaijan

Quan hệ giữa các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ gồm Armenia và Azerbaijan trở nên căng thẳng kể từ năm 1991, khi quân đội Armenia chiếm đóng Nagorno-Karabakh (được quốc tế công nhận là lãnh thổ Azerbaijan) và nhiều khu vực khác.

Các cuộc đụng độ gần đây nhất diễn ra vào tháng 9/2020 sau khi quân đội Armenia tiến hành các cuộc tấn công vào dân thường và các lực lượng Azerbaijan. Trong cuộc xung đột kéo dài 44 ngày, Azerbaijan đã giải phóng một số thành phố và gần 300 khu định cư và làng mạc khỏi cuộc chiếm đóng kéo dài gần ba thập kỷ.

Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, bất chấp thỏa thuận ngày 10/11/2021 chấm dứt xung đột, quân đội Armenia đã khiến một số binh sĩ Azerbaijan thương vong.

Là một phần của thỏa thuận hòa bình do Điện Kremlin làm trung gian, Nga đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới các vùng của Nagorno-Karabakh trong 5 năm. Lực lượng này khoảng 2.000-3.000 quân.

Gruzia

Sự hiện diện quân sự của Nga ở Gruzia bắt nguồn từ những năm Liên Xô chuẩn bị tan rã, khi bất đồng giữa người Gruzia với người Abkhazia và Nam Ossetia leo thang thành bạo lực.

Nam Ossetia và Abkhazia đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Gruzia vào đầu những năm 1990. Nga đóng vai trò hàng đầu trong lệnh ngừng bắn mong manh giữa các khu vực ly khai vào năm 1992, điều này đã hợp pháp hóa sự hiện diện của quân đội Nga ở đó.

Căng thẳng chuyển thành một cuộc chiến tranh ngắn giữa Nga và Gruzia vào năm 2008, sau khi Gruzia tìm cách tái chiếm Nam Ossetia. Nga đáp trả bằng việc triển khai quân đánh bật lực lượng Gruzia khỏi Nam Ossetia và Abkhazia. Sau đó, Moskva công nhận cả hai là quốc gia độc lập và hiện có khoảng từ 6.000 đến 10.000 quân Nga ở cả hai vùng lãnh thổ này.

Libya

Libya đã sa lầy vào xung đột kể từ cuộc nổi dậy của người Arab năm 2011 và cuộc lật đổ sau đó của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, khiến đất nước có hai chính phủ đối địch.

Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNA), có trụ sở tại Tripoli và được thành lập như một phần của quy trình do Liên hợp quốc làm trung gian được đặt ra trong Tiến trình Chính trị Libya năm 2015. Một nội các tồn tại song song khác, đặt tại khu vực Cyrenaica ở miền Đông với sự kiểm soát của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tự phong do tướng Khalifar Haftar lãnh đạo.

Nga đã tham gia vào chính trị Libya bằng cách hỗ trợ tướng Haftar, cung cấp vũ khí. Nhà thầu quân sự lớn nhất của Nga Wagner Group đã cử lính đánh thuê đến giúp lực lượng của Haftar ở Benghazi. Wegner cũng đang hỗ trợ LNA xe tăng, pháo binh, máy bay không người lái và đạn dược.

Sự hỗ trợ của Nga đối với Haftar không chỉ giới hạn ở Wagner, còn có hàng trăm lính đánh thuê khác ở miền Đông Libya tham gia vào các hoạt động của LNA.

Theo Khalid al Mishri, người đứng đầu Hội đồng Nhà nước cấp cao của nước này, hơn 7.000 lính đánh thuê Nga vẫn đang hoạt động ở Libya.

Theo baotintuc

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.