7 sự kiện vũ trụ, thiên văn đáng mong chờ nhất vào năm 2018

Từ mưa sao băng, nhật/nguyệt thực cho tới bức ảnh đầu tiên về Hố đen Vũ trụ khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà.

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Vũ trụ rộng lớn vô tận (và vẫn đang tiếp tục rộng ra) chứa vô vàn thứ để ta khám phá. Chưa bao giờ ta thiếu thốn sự ngạc nhiên từ khoảng không vô tận kia đưa xuống, từ NASA đưa cho ta hay những sự kiện thú vị ta có thể tự chứng kiến. Khoa học cũng đã đủ hiện đại để ta dự đoán được những gì sẽ xảy ra trong Vũ trụ, và đây là 7 điều thú vị nhất SẼ xảy ra trong năm 2018.

Ta phải lập hẳn một danh sách ra để mong ngóng cho dễ, may mắn thay trang Science Alert đã làm giúp ta việc đó rồi.

1. Nhật thực/Nguyệt thực

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Nhật thực.

Năm nay, nhân loại không được chứng kiến cái Nhật thực toàn phần nào, nhưng ta có ba đợt Nhật thực một phần và hai đợt Nguyệt thực toàn phần để theo dõi. Cụ thể thì:

Ngày 31 tháng Một: Nguyệt thực toàn phần có thể được quan sát từ Úc, Bắc Mỹ, Đông Á và từ Thái Bình Dương.

Ngày 15 tháng Hai: Nhật thực một phần có thể được quan sát từ Nam Cực, Chile và Argentina.

Ngày 13 tháng Bảy: Nhật thực một phần có thể được quan sát từ Nam Cực và mũi đất phía Nam của Úc.

Ngày 27 tháng Bảy: Nguyệt thực toàn phần có thể được quan sát từ phần lớn Châu Âu, Châu Phi, Tây và Trung Á và miền Tây nước Úc.

Ngày 11 tháng Tám: Nhật thực một phần có thể được quan sát từ Đông Bắc Canada, Greenland, miền Bắc Âu và Đông Bắc Á.

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Nguyệt thực.

2. Mưa sao băng

Màn trình diễn ánh sáng kỳ diệu này năm nào cũng có vài đợt. Nếu bạn chớp được đúng thời cơ (và biết thời cơ ấy xảy đến lúc nào), bạn có thể chụp được những tấm ảnh tuyệt đẹp.

Hai sự kiện mưa sao băng đáng chú ý nhất năm nay là Perseid, diễn ra cực điểm vào ngày 12 và 13 tháng Tám với lượng sao băng lên tới 60 ngôi/giờ. Thứ hai là mưa sao băng Geminid, đạt cực điểm vào ngày 13 và 14 tháng Mười hai với mật độ 120 sao băng/giờ.

Bạn còn có thể theo dõi được lịch trình sao băng của năm 2018 tới với trang web này nữa.

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

3. Ta sẽ được nhìn đường chân trời sự kiện (event horizon) của Hố đen Vũ trụ

Tháng Tư năm nay, một dự án quan sát có tên Kính viễn vọng Chân trời Sự kiện được khởi động, cố gắng chụp lại được đường có tên "event horizon" của hố đen – không phải là bản thân cái hố đen ấy, mà là cái phần hút mọi thứ vào trong đó, với một lực mạnh đến mức không thứ gì thoát được ra khỏi đó, kể cả ánh sáng.

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Tấm ảnh về Hố đen Vũ trụ đầu tiên được chụp vào năm 1979.

Cụ thể hơn nữa, ta cũng đang chờ những tấm ảnh chụp Hố đen Sagittarius A* - hố đen nằm chính giữa Dải Ngân hà của chúng ta. Hi vọng với nỗ lực năm ngày đem liên tục quan sát, ta sẽ gặt hái được những hình ảnh nhân loại chưa từng chứng kiện.

4. Con người quay trở lại Mặt Trăng

Không còn là "bước tiến vĩ đại của nhân loại" như xưa kia nữa, nhưng đây vẫn là sự kiện rất đáng chú ý. Lần cuối có người lên Mặt Trăng là vào năm 197, đó là phi hành gia Eugene Cernan từ NASA. Sắp tới có nhiều dự án Vũ trụ liên quan đến Mặt Trăng đáng để tâm lắm.

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Đầu tiên, Ấn Độ sẽ mang tàu thăm dò lên Mặt Trăng. Đây là lần đầu tiên đất nước này thực hiện được một dự án Vũ trụ lớn đến như vậy. Chúng ta đều mừng cho họ.

SpaceX dự định đưa người lên quỹ đạo Sao Hỏa, tuy rằng cũng đã một thời gian họ không đả động gì đến việc này. Gần nhất thì CEO của SpaceX, Elon Musk nói rằng họ định lập cả căn cứ Mặt Trăng trong tương lai.

Trung Quốc sẽ tiến hành thăm dò vùng tối của Mặt Trăng và mang về mẫu đá để nghiên cứu.

Vừa mới đây, Tổng thống Mỹ cũng đã ký chỉ thị yêu cầu NASA đưa người trở lại Mặt Trăng.

5. Ta sẽ có tàu thăm dò hạ cánh lên thiên thạch

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Và không chỉ một, ta sẽ có hai tàu thực hiện sứ mệnh ấy trong năm 2018 tới đây.

Đầu tiên sẽ là tàu Hayabusa 2 của JAXA (cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản) được phóng lên năm 2014. Nó sẽ hạ cánh xuống thiên thạch Ryugu.

Thứ hai là tàu OSIRIS-REx của NASA, sẽ hạ cánh xuống thiên thể Benny vào tháng Tám tới.

Hai tàu sẽ đáp xuống lấy dữ liệu và mẫu vật, rồi quay trở lại Trái Đất lần lượt vào năm 2020 và 2023.

6. Một ngôi ẩn tinh sẽ tạo ra một màn pháo hoa rực rỡ

Ản tinh (pulsar) là ngôi sao ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể phát hiện ra nó bằng sóng radio.

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Đầu năm sau, rất khó nói được chính xác vào lúc nào, một ẩn tinh sẽ bay cực gần ngôi sao sáng nhất Dải Ngân hà của chúng ta. Nó sẽ xuyên qua màn bụi và khí ga Vũ trụ bao quanh một ngôi sao có khối lượng lớn gấp 15 lần Mặt Trời và cũng sáng hơn Mặt Trời tới 10.000 lần. Khi sự kiện thiên văn này diễn ra, sẽ xảy ra một màn pháo hoa Vũ trụ cho phép các nahf khoa học nghiên cứu được khối các vật thể Vũ trụ, từ trường, gió tạo ra từ các sự kiện thiên văn và nhiều điều khác nữa.

7. Ta sẽ (sớm) có một tàu thăm dò Sao Thủy, hành tinh gần Mặt Trời nhất

7 su kien vu tru thien van dang mong cho nhat vao nam 2018

Trong năm 2018, NASA và JAXA sẽ hợp sức lại nhằm thực hiện sứ mệnh Sao Thủy có tên BepiColombo, đưa tàu thăm dò lên hành tinh gần Mặt Trời nhất này để nghiên cứu. Đừng vội mong đợi có đột phá gì mới, bởi lẽ tàu thăm dò phải đến năm 2025 mới tới được Sao Thủy cơ! Nhưng dù gì, điều đó cũng rất đáng mong đợi.

Nếu không có gì thay đổi, thì cuối năm 2024, việc "tàu thăm dò hạ cánh lên Sao Thủy" sẽ là sự kiện lớn nằm trong danh sách được mong chờ của năm 2025.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.