1. Khí độc
Một binh lính bị bỏng nặng ở mặt, tay... do khí mù tạt được sử dụng trong Thế chiến thứ Nhất. |
Có 5 loại chất hóa học bị cấm sử dụng trong chiến tranh bởi mức độ nguy hiểm kinh hoàng của nó đối với sức khỏe con người. Khí độc phosegene và hydrogen cyanide là hai trong số các chất có tác động trực tiếp tới máu của con người, gây ra cái chết đau đớn và dai dẳng, phá hỏng hệ hô hấp. Kế tiếp là các chất độc gây bỏng, phồng rộp da và mắt như khí mù tạt. Người hít hoặc nuốt phải khí mù tạt cũng có thể bị tử vong.
Các loại khí độc ảnh hưởng tới hệ thần kinh như VX và Sarin sẽ phá vỡ các chất truyền dẫn thần kinh duy trì chức năng cơ quan nội tạng trong cơ thể. Chúng có thể bị hít vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc ngấm qua da. Nạn nhân sẽ từ từ mất kiểm soát cơ thể, tứ chi co giật và chết vì suy hô hấp.
Khí ngạt thì khiến nạn nhân không thể hít thở, gây tích tụ dịch trong phổi và cuối cùng là chết vì tràn dịch phổi. Khí độc Phosgene cũng được xem là một loại chất gây ngạt. Loại khí cuối cùng là chất kích ứng da, gây châm chích, ngứa ngáy nhưng không bị phồng rộp.
2. Các mảnh vỡ không thể phát hiện
Công ước về Vũ khí thông thường (CCW) đã cấm sử dụng các mảnh vỡ không phải là kim loại trong chiến tranh. Các mảnh vỡ này khi găm vào cơ thể nạn nhân sẽ không thể phát hiện bằng phương pháp chụp X-quang thông thường. Các bác sĩ sẽ phải dùng tay dò tìm khắp cơ thể, gây cho nạn nhân thêm nhiều đau đớn.
3. Mìn
Sự thất bại về một lệnh cấm hoàn toàn đối với mìn sát thương trong công ước CCW năm 1979 đã dẫn đến Hiệp ước Ottawa sau này. Tuy nhiên, hiệp ước này không bao gồm mìn chống tăng, bẫy mìn và mìn điều khiển từ xa.
Các hiệp ước trước đó yêu cầu các loại mìn sát thương phải có khả năng vô hiệu hóa từ xa, tự tắt kích hoạt sau khi xung đột giữa các bên chấm dứt.
4. Vũ khí đốt cháy
Việc sử dụng vũ khí để đốt hoặc gây cháy tại một khu vực rộng lớn, nơi có thể có đông dân cư, cũng bị cấm. Những thứ vũ khí gây cháy này bao gồm súng phun lửa, nhiệt hoặc phản ứng hóa học như napalm, phốt pho trắng. Thực tế, súng phun lửa vẫn có thể được sử dụng trong chiến sự, nhưng không được phép ở gần khu dân sự.
5. Vũ khí laser gây mù
Điều này bao gồm bất cứ vũ khí laser nào có khả năng gây mù vĩnh viễn.
6. Đạn độc
Trong một thỏa thuận vũ khí sớm nhất của lịch sử, Đế chế La Mã và quân đội Pháp từng cam kết không sử dụng đạn dính độc trong giao chiến. Tại thời điểm đó, các quân đội thường cất trữ đạn dược tại những nơi ô uế để gây nhiễm trùng nặng cho đối phương.
7. Bom chùm
Một quả bom chùm sẽ phóng ra một lượng lớn đầu đạn nhằm gây thương vong trên diện rộng đối với các binh sĩ và phá hủy các phương tiện. Công ước về vũ khí thông thường (CCW) năm 2008 đã cấm sử dụng bom chùm vì hai lý do. Thứ nhất, chúng có thể gây ảnh hưởng cho một khu vực rộng lớn, không thể phân biệt giữa dân thường và quân lính. Thứ hai, sau khi rơi xuống mặt đất, bom chùm sẽ để lại vô số đạn chưa nổ, gây nguy hiểm về sau.
8. Vũ khí sinh học
Công ước vũ khí sinh học năm 1972 là hiệp ước đầu tiên cấm hoàn toàn một loại vũ khí về cả phương diện phát triển, sản xuất lẫn tàng trữ. Vũ khí sinh học là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt lâu đời nhất được con người sử dụng. Người Mông Cổ từng ném các thi thể thối rữa qua tường thành phố Kafa (Crimea, Nga) hồi năm 1343, gây bệnh dịch cho cư dân sống bên trong thành phố.
9. Đạn nở rộng
Đạn nở về mặt kỹ thuật là loại đạn có vỏ dễ dàng xòe rộng khi bắn vào cơ thể con người. Loại đạn này được phát triển bởi những người Anh làm việc tại thuộc địa Ấn Độ trong thời kỳ các nước ký Công ước Hague năm 1899 để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Trước đó, đoàn đàm phán các nước tham gia thảo luận về Tuyên bố St. Petersburg năm 1868 (cấm sử dụng một số loại đạn pháo) muốn giới hạn mức độ thiệt hại chiến tranh chỉ xảy ra với các bên tham chiến. Các nước đưa ra lập luận rằng nếu vũ khí mang tính sát thương cao hơn sẽ gây ra ít đau đớn hơn. Bởi vậy, loại đạn nở có khối lượng dưới 400 gram cũng chỉ có thể giết chết một người trong khí các loại đạn thông thường cũng có thể làm được như vậy nên việc chế tạo đạn nổ là không cần thiết. Ngày nay, lệnh cấm đạn nổ được áp dụng với các loại đạn rỗng, được thiết kế để nằm lại trong cơ thể con người và hạn chế gây ra những tổn thương phụ.