“90% camera giám sát tại Việt Nam là từ Trung Quốc”

Hầu hết camera giám sát ở Việt Nam được nhập từ Trung Quốc, trong đó nhiều sản phẩm không đảm bảo chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thông tin.

Tại hội nghị về thiết bị và giải pháp camera an ninh Made in Vietnam sáng 28/7, ông Nguyễn Trung Kiên, CEO công ty Pavana, cho biết khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 33% nhu cầu camera toàn thế giới năm 2022 theo thống kê của Market Data Forecast. Riêng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thị trường camera giám sát đạt 12%. Ngoài phục vụ nhu cầu dân dụng, thiết bị này bắt đầu được sử dụng nhiều trong hạ tầng an ninh công cộng.

“90% camera giám sát tại Việt Nam là từ Trung Quốc”

Ông Nguyễn Trung Kiên nói về thị trường camera giám sát tại Việt Nam. Ảnh: Thùy Linh

Tuy nhiên, phần lớn thiết bị được sử dụng trong nước là từ nước ngoài. Theo thống kê của Pavana đến tháng 10/2022, Việt Nam nhập khẩu trung bình 5 triệu camera giám sát mỗi năm và hơn 90% là của các thương hiệu Trung Quốc.

Theo ông Kiên, việc này tiềm ẩn nguy cơ về bảo mật và an toàn thông tin. “Các thông tin bí mật kinh doanh, công nghệ sản xuất, nghiên cứu phát triển có thể bị lộ lọt nếu không được đảm bảo an toàn”, ông Kiên nói.

Đồng quan điểm, ông Ngô Tuấn Anh, CEO công ty an ninh mạng SCS, cho biết thời gian qua đã có nhiều vụ lộ dữ liệu camera trên thế giới và cả ở Việt Nam. Ví dụ, dữ liệu 50.000 camera, trong đó có nhiều cảnh nhạy cảm từ camera gia đình ở Đông Nam Á bị đăng lên web đen năm 2020, hay hình ảnh từ 150.000 camera của hãng Verkada bị phát tán năm 2021, do tài khoản của quản trị viên hệ thống bị lộ. Tháng trước tại Việt Nam, nhiều người dùng camera Hikvision bị hacker truy cập và để lại thông báo trên màn hình giám sát do không vá một lỗ hổng nghiêm trọng.

Theo ông Tuấn Anh, phần lớn vụ lộ dữ liệu camera xuất phát từ việc người dùng đặt mật khẩu yếu, dễ đoán. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp là do nguyên nhân khách quan như lỗ hổng trên camera, hệ thống kết nối giữa camera và dịch vụ lưu trữ cloud, lỗ hổng trong khâu vận hành và quản trị, lỗ hổng trên ứng dụng của người dùng.

Theo đại diện SCS, cần đảm bảo an ninh trong tất cả các khâu kể trên, do đó quy trình từ sản xuất phần cứng đến xây dựng firmware, kết nối đường truyền, hệ thống cloud, hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu camera đều cần có giải pháp để đảm bảo an ninh.

Ông Nguyễn Trung Kiên cho rằng việc kiểm soát vấn đề an toàn bảo mật của camera an ninh cần theo một quy trình “end-to-end”. Không chỉ quan trọng là sản xuất ở đâu, mà còn liên quan tới vấn đề như thiết kế mạch điện tử; phần mềm điều khiển, truyền dẫn, hệ thống server quản lý, hệ thống bảo vệ cho người dùng. Vì vậy, những khâu này nên được đặt tại Việt Nam để kiểm soát tốt hơn.

“90% camera giám sát tại Việt Nam là từ Trung Quốc”

Một số thiết bị giám sát của thương hiệu Mỹ được sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: Lưu Quý

Là đơn vị từng thiết kế và sản xuất theo yêu cầu (ODM) của một số hãng camera Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, với nhà máy đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện Pavana cho cho biết “sản xuất tại Việt Nam không khó”, nhưng thách thức là cần làm với quy mô lớn để có giá thành rẻ. Ông Kiên cho rằng với thị trường trong nước, nhà sản xuất nên tập trung vào thiết kế sản phẩm camera có tính năng AI để tạo sự khác biệt, đồng thời cạnh tranh bằng chất lượng, tính năng sản phẩm chứ không phải bằng giá rẻ.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Cục trưởng Công nghiệp ICT - Bộ Thông tin và Truyền thông, đánh giá Việt Nam rất cần các nền tảng, sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam, trong đó có sản phẩm camera an toàn, bảo mật do Việt Nam tự sản xuất để xây dựng đô thị an toàn, thông minh.

“Bộ xác định vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cho camera an ninh là tối quan trọng. Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát, xây dựng các chuẩn, tiêu chuẩn đối với thiết bị camera an ninh nhằm đảm bảo thiết bị được cung cấp trên thị trường đạt các tiêu chuẩn về an toàn, bảo mật”, ông Tuyên cho biết.

Theo Lưu Quý/VNE

Đọc thêm

"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

"Người ảo" - xu hướng mới sau AI?

DJ Dex là một nữ DJ đặc biệt, tuy cô tham gia biểu diễn tại rất nhiều show âm nhạc vòng quanh thế giới, diện nhiều bộ trang phục mới và chia sẻ về sở thích của mình trên các nền tảng mạng xã hội nhưng cô không có thật.
Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Trải nghiệm nhẫn thông minh Galaxy Ring

Galaxy Ring của Samsung được đánh giá có phần cứng hoàn thiện nhưng tính năng hạn chế, cần mở rộng hệ sinh thái để thành sản phẩm tiên phong.
Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng Wi-Fi công cộng?

Với nhu cầu kết nối mạng mọi lúc mọi nơi, người dùng công nghệ có thói quen sử dụng Wi-Fi công cộng tại quán cà phê, sân bay hoặc xuyên suốt kỳ nghỉ lễ và chuyến đi công tác. Tuy nhiên, đi cùng với tiện ích thường có những rủi ro, vì đôi lúc, những kẻ lừa đảo sẽ tạo mạng Wi-Fi giả hoặc xâm phạm các mạng lưới hiện có.
Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Tin vui với người dùng iPhone sợ 'chai pin'

Viên pin của iPhone 16 Pro Max sẽ được tăng mật độ năng lượng để không chỉ tăng hiệu suất cho mỗi lần sạc mà còn giúp người dùng và thợ thay thế dễ dàng hơn.
Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cuộc chiến smartphone mới sắp bắt đầu

Cả Apple, Samsung và Google đều đang tận dụng AI để thổi luồng sinh khí mới vào các thiết bị di động của họ. Điều này sẽ giúp mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực smartphone.
Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém

Nếu sóng điện thoại chập chờn, yếu hoặc kết nối không liền mạch, người dùng có thể thực hiện một số cách để cải thiện, như tắt bật chế độ máy bay.
iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

iPhone 16 Pro Max sẽ lớn hơn

Dù viền màn hình mỏng, nâng cấp về pin và camera có thể khiến iPhone 16 Pro Max tăng kích thước so với thế hệ trước.