Ai có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm khớp có tính chất tự miễn, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch ở nhiều khớp và những tổn thương ngoài khớp.

Hiện nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp chưa rõ ràng. Cho tới nay các nhà khoa học vẫn nhận định đây là một bệnh tự miễn dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố như nhiễm khuẩn hoặc di truyền.

Kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây khởi phát một chuỗi các phản ứng miễn dịch, trong đó các tế bào lympho T đóng vai trò then chốt. Các yếu tố thuận lợi: nhiễm khuẩn (Epstein-Barr virus, Parvo virus... hoặc Mycoplasma, vi khuẩn đường ruột...); cơ địa (cơ thể suy yếu, chấn thương...); yếu tố môi trường (lạnh ẩm kéo dài); tuổi, giới (trên 40; nữ); tính chất gia đình...

Khi mắc viêm khớp dạng thấp người bệnh có biểu hiện đau, sưng khớp.

Ai dễ mắc viêm khớp dạng thấp?

Bệnh viêm khớp dạng thấp chưa rõ nguyên nhân, tuy nhiên những đối tượng sau dễ mắc hơn so với người khác:

Người cao tuổi

Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi, do đây là thời kỳ xương khớp dễ bị thoái hóa.

Người bị béo phì

Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở người béo phì cao gấp 5 lần so với bình thường do bệnh về động mạch vành, mạch máu thường bị co hẹp dẫn tới tình trạng máu khó lưu thông.

Người làm việc trong môi trường ẩm thấp

Những người thường xuyên làm việc trong môi trường giá lạnh hoặc ẩm thấp, tiếp xúc với nước nhiều cũng dễ mắc bệnh hơn.

Phụ nữ dễ mắc viêm khớp dạng thấp

Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới. Lý do gây ra bệnh viêm khớp phụ nữ là do béo phì, loãng xương… khiến gia tăng sự tiến triển của bệnh viêm xương khớp. Tăng cân là hiện tượng thường gặp trong thời kỳ mãn kinh, vì vậy điều này có thể giải thích phần nào sự gia tăng bệnh viêm khớp ở phụ nữ. Nhưng ngay cả sau khi điều chỉnh chỉ số khối cơ thể (BMI), phụ nữ vẫn có nhiều khả năng bị mất sụn hơn nam giới.

Gia đình có người mắc viêm khớp dạng thấp

Nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh với những thành viên còn lại.

Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp

Khi mắc viêm khớp dạng thấp người bệnh có biểu hiện đau, sưng khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt là ở các khớp nhỏ và nhỡ. Thường đau sưng khớp liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không đỡ đau.

Tình trạng cứng khớp buổi sáng thường kéo dài trên 1 giờ. Ngoài ra, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt nhẹ trong đợt tiến triển bệnh.

Các triệu chứng ở các cơ quan khác có thể xuất hiện là nốt thấp (hạt hay cục) nổi gồ lên mặt da, chắc, không đau, không di động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm, ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau.

Người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega-3.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp cần chú ý gì?

Kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp từ sớm giúp ngăn bệnh tiến triển nặng, giảm nguy cơ gây biến chứng và giúp người bệnh đi lại, vận động dễ dàng hơn. Vì thế người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Tại nhà cần thay đổi lối sống, luyện tập thể thao nhẹ nhàng hàng ngày: Người bệnh nên chọn các bộ môn phù hợp với tình trạng bệnh của mình, tránh các môn cần sử dụng thể lực nhiều như bóng rổ, tennis, bóng chày… Thay vào đó người bệnh nên lựa chọn các bộ môn như yoga, đi bộ, đạp xe để giúp khớp được vận động nhịp nhàng, giảm khả năng bị teo cơ.

Về chế độ ăn, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho khớp. Người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega-3 giúp giảm viêm, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe hơn.

Không sử dụng thuốc lá, rượu, bia, chất kích thích: Các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm trầm trọng hơn các phản ứng viêm, gây đau đớn khớp kéo dài.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói