Bẻ khớp cổ kêu 'rắc rắc' có giúp chữa đau vai gáy?

Trên mạng xã hội xuất hiện hàng trăm clip hướng dẫn bẻ khớp cổ trị đau vai gáy dành cho những người “cổ rùa”, hay đau mỏi vùng cổ vai gáy.

Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi người dân tự bẻ khớp cổ trị đau vai gáy. Ảnh: Pexels.
Bác sĩ cảnh báo nguy hiểm khi người dân tự bẻ khớp cổ trị đau vai gáy. Ảnh: Pexels.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết thời gian gần đây xuất hiện nhiều trang cá nhân hướng dẫn bẻ khớp cổ vai gáy có các tên gọi như “Viện cơ xương khớp”, “Phòng khám xương khớp”, “Trị liệu cổ vai gáy”… Phần lớn các video này có hình ảnh người bẻ cổ vai gáy đều kèm theo những tiếng kêu "rắc rắc".

Theo bác sĩ Vũ, song song với sự thoải mái khi xoay vặn cổ, việc bẻ cổ quá mạnh có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm như chèn ép dây thần kinh cổ khiến khó hoặc không thể vận động. Người bệnh có thể bị căng cơ xung quanh khớp và bản thân các khớp, kéo giãn dây chằng trong khớp, mất đi sự ổn định, có nguy cơ bị thoái hóa khớp.

Thêm nữa, cổ là nơi tập trung nhiều mạch máu quan trọng, bẻ cổ quá mạnh dẫn đến việc người bị bẻ thủng mạch máu, hoặc cũng có thể gây ra đông máu, dẫn đến đột quỵ.

Do đó, người bệnh muốn điều trị đau vai gáy cần đi khám ở những cơ sở, bệnh viện có chuyên khoa để được tư vấn bởi bác sĩ. Ngoài phương pháp nắn xương khớp, còn có các phương pháp để điều trị đau vai gáy như vật lý trị liệu, yoga khí công, xoa bóp bấm huyệt.

Những cơ sở hướng dẫn bẻ xương khớp trên mạnh xã hội.
Những cơ sở hướng dẫn bẻ xương khớp trên mạnh xã hội.

Hiện rất nhiều người có thói quen thường xuyên bẻ xương khớp, đặc biệt là khớp tay, khớp chân. Bác sĩ Vũ cho rằng người có thói quen thường xuyên bẻ khớp tay như ngón tay, cổ tay trong thời gian dài, cấu trúc của hệ xương sẽ tự động thích nghi, dây chằng và màng khớp sẽ giãn ra.

Điều này dẫn đến tình trạng khớp bị sưng lên, làm giảm sức cầm nắm, thậm chí khớp có thể bị viêm khớp. Khớp của người đó có thể bị hao mòn, dẫn đến quá trình thoái hóa khớp diễn ra ngày càng nhanh hơn.

Người bị đau mỏi vai gáy nên ăn uống đa dạng, sinh hoạt hợp lý, tập luyện phù hợp. Đặc biệt, những người này cần chú ý đến các nguyên nhân, bệnh lý gây tổn thương cột sống, thần kinh, mạch máu vùng cổ ảnh hưởng sức khỏe.

lifestyle.znews.vn

Đọc thêm

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.