Ấn Độ sẽ “tậu” 200 tiêm kích mới

Hãng thông tấn Reuters ngày 29/10 dẫn nguồn tin từ Không quân Ấn Độ cho biết, giới chức Ấn Độ đã sẵn sàng mua 200 tiêm kích từ các công ty nước ngoài với điều kiện là các máy bay sẽ được sản xuất trên lãnh thổ quốc gia này và hợp tác với các công ty Ấn Độ.

an do se tau 200 tiem kich moi

Chiến đấu cơ của Không quân Ấn độ

"Tại thời điểm này, chúng tôi cần 200 chiếc chiến đấu cơ mới. Đây là số lượng tối thiểu mà chúng tôi đang hướng tới", quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiết lộ.

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích quân sự, đây có thể là một trong những giao dịch lớn nhất trong lịch sử Không quân Ấn Độ. Tổng giá trị của giao dịch ước tính 13-15 tỷ USD.

Việc thu hút các nhà thầu trong nước cho phép Ấn Độ khuyến khích phát triển chế tạo máy bay riêng, chính sách này sẽ góp phần giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị quân sự nước ngoài trong tình hình nhu cầu hiện đại hóa phi đội máy bay quân sự trở nên cấp thiết, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Theo một nguồn tin khác của Reuters trong chính phủ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã kêu gọi một số công ty nước ngoài đặt nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ và thống nhất lượng thông tin kỹ thuật mà các nhà sản xuất có thể chuyển giao cho các đối tác Ấn Độ.

an do se tau 200 tiem kich moi

Chiến đấu cơ của Không quân Ấn độ mang tên lửa Brahmos

Trước đó, Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ đã nhiều lần tuyên bố mong muốn di dời nhà máy sản xuất máy bay F-16 từ Texas sang Ấn Độ. Vấn đề này đã được thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah Lee James tại Ấn Độ vào hồi tháng 8/2016.

Công ty Saab của Thụy Điển tiết lộ đang quan tâm đến việc bố trí nhà máy sản xuất máy bay Gripen ở Ấn Độ. Đại diện công ty cho biết, công ty sẵn sàng không chỉ việc sắp đặt các dây chuyền lắp ráp, mà còn hỗ trợ chính phủ Ấn Độ phát triển ngành công nghiệp hàng không.

Theo infonet.vn

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.