Ảnh chụp của James Webb cho thấy bước nhảy vọt công nghệ

Kính viễn vọng không gian James Webb trị giá 10 tỷ USD của NASA gửi về Trái Đất ảnh chụp chi tiết chưa từng có về Đám mây Magellan Lớn.

Ảnh chụp của James Webb cho thấy bước nhảy vọt công nghệ

So sánh ảnh chụp Đám mây Magellan Lớn được ghi lại bởi máy ảnh IRAC trên kính viễn vọng Spitzer và máy ảnh MIRI trên kính viễn vọng James Webb. Ảnh: NASA

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 9/5 chia sẻ hai bức ảnh cận cảnh về Đám mây Magellan Lớn, một thiên hà vệ tinh quay quanh dải Ngân Hà, cho thấy những tiến bộ to lớn trong lĩnh vực nhiếp ảnh không gian.

Trong khi hình ảnh bên trái chụp bởi camera hồng ngoại của kính viễn vọng không gian Spitzer (phóng vào năm 2003 và đã ngừng hoạt động) chỉ cho thấy bóng mờ của 7 ngôi sao tiền cảnh trong Đám mây Magellan Lớn, thì hình ảnh bên phải mới cập nhật từ kính viễn vọng James Webb (phóng vào cuối năm ngoái và vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức) cung cấp cái nhìn sắc nét chưa từng có về cả các ngôi sao tiền cảnh cũng như những đám mây khí bụi và hàng trăm ngôi sao nền phía xa.

“Tôi rất vui mừng thông báo rằng việc căn chỉnh kính thiên văn James Webb đã hoàn thành với hiệu suất tốt hơn mong đợi. Về cơ bản, chúng tôi đã đạt được sự liên kết hoàn hảo giữa các công cụ khoa học”, nhà khoa học Michael McElwain tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA cho biết.

James Webb có 4 công cụ chính: máy ảnh cận hồng ngoại NIRCam, máy đo quang phổ cận hồng ngoại NIRSpec, máy ảnh hồng ngoại tầm trung MIRI và máy đo quang phổ không khe FGS/NIRISS. Hình ảnh mới về Đám mây Magellan Lớn được chụp bởi MIRI.

Gương chính của kính viễn vọng James Webb rộng tới 6,5 m, bao gồm 18 mảnh gương lục giác nhỏ hơn làm từ beryli phủ vàng và được tối ưu hóa để phản xạ ánh sáng hồng ngoại từ những vùng xa xôi của vũ trụ. NASA cho biết nó có độ nhạy gấp 100 lần so với gương chính của kính viễn vọng không gian Hubble.

James Webb dự kiến đi vào hoạt động đầy đủ từ tháng 6/2022 với tuổi thọ kéo dài ít nhất 10 năm.

Theo VNE

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.