B-21, oanh tạc cơ tàng hình giúp Mỹ khôi phục ưu thế trên không

B-21 Raider là thiết kế máy bay ném bom mới đầu tiên của Mỹ sau 30 năm, nhằm khôi phục ưu thế trên không của nước này.

B-21, oanh tạc cơ tàng hình giúp Mỹ khôi phục ưu thế trên không

Minh hoạ máy bay B-21, thiết kế oanh tạc cơ đầu tiên của Mỹ trong 30 năm qua. Ảnh: Asiatimes

Mỹ đã có kế hoạch sớm trang bị máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider thế hệ tiếp theo, với chiếc đầu tiên trong lô 6 máy bay chiến đấu ban đầu sẽ được đưa vào dây chuyền lắp ráp từ cuối năm nay.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Răn đe Hạt nhân 2022 trong tháng 2 này, Thiếu tướng Jason Armagost, Giám đốc phụ trách các hoạt động và thông tin liên lạc của Bộ chỉ huy Tấn công Toàn cầu - Không quân Mỹ, cho biết máy bay ném bom mới có khả năng cất cánh vào năm 2022, phù hợp với tuyên bố trước đó của các quan chức Không quân Mỹ.

Ông Armagost nói “việc triển khai có thể sẽ diễn ra trong năm nay”, nhưng không đưa ra ngày chính xác.

Tướng Armagost cũng nói thêm rằng quá trình phát triển máy bay ném bom B-21 được đẩy nhanh bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hầu hết các thành phần quan trọng trước khi sản xuất vật lý. Công nghệ kỹ thuật số cũng được tích hợp vào chương trình duy trì hoạt động của oanh tạc cơ này.

B-21 là loại máy bay ném bom công nghệ cao mới, dự kiến sẽ thay thế hoặc bổ sung cho phi đội B-52, B-1 và B-2 đã cũ kỹ của Không quân Mỹ, và cũng là thiết kế máy bay ném bom mới đầu tiên của Mỹ sau 30 năm.

Cũng như các phiên bản tiền nhiệm, nó được thiết kế để có tầm bắn xa, khả năng sống sót cao và có thể mang cả vũ khí hạt nhân và thông thường – đóng vai trò là một phần quan trọng trong bộ ba hạt nhân của Mỹ.

B-21, oanh tạc cơ tàng hình giúp Mỹ khôi phục ưu thế trên không

Máy bay ném bom B-52H của Không quân Mỹ trên Thái Bình Dương. Ảnh: USAF

Theo trang Asia Times, ngoài việc là vũ khí quan trọng trong năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ, B-21 còn là một phần của dự án qui mô lớn hơn đang được phát triển để phục vụ sứ mạng tấn công tầm xa thông thường, giám sát và trinh sát, tấn công điện tử và liên lạc.

B-21 cũng là một thiết kế hướng tới tương lai, với kiến trúc mở để tích hợp các gói nâng cấp và hiện đại hóa trong tương lai, cho phép máy bay đối phó với các mối đe dọa mới xuất hiện. Không quân Mỹ đã công bố kế hoạch mua 100 chiếc B-21, trong khi một số nhà phân tích quốc phòng ước tính rằng họ cần mua 200 chiếc.

Sự phát triển của B-21 là cần thiết do nhu cầu về một thiết kế mới để nâng cấp phi đội máy bay ném bom của Mỹ, cải thiện năng lực phòng không và hướng tới cạnh tranh sức mạnh cường quốc. Cho đến nay, máy bay B-52 được đưa vào phục vụ từ vào năm 1955 vẫn là trụ cột trong phi đội máy bay ném bom của Không quân Mỹ. Mặc dù nó đã được nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử, khoang chứa vũ khí bên trong, đạn dược, động cơ, thông tin liên lạc và có thể tiếp tục hoạt động đến khoảng năm 2050, nhưng nhu cầu về một nền tảng phi cơ ném bom mới là không thể phủ nhận.

Mặc dù B-1 được thiết kế để kế thừa B-52, nhưng nó không bao giờ thay thế hoàn toàn được “người tiền nhiệm”. Trái ngược với vai trò của B-52 như một máy bay ném bom ở tầng bình lưu, B-1 được thiết kế để bay thấp và ở tốc độ siêu thanh, dưới tầm hoạt động hiệu quả tối thiểu của radar và hệ thống phòng không đối phương.

Tuy nhiên, do được sử dụng nhiều ở Trung Đông với tư cách là máy bay ném bom siêu thanh duy nhất của Mỹ, phi đội B-1 đã xuống cấp nhanh hơn nhiều so với dự tính là sẽ nghỉ hưu vào năm 2036.

Máy bay B-2 được giới thiệu vào cuối những năm 1980 như một loại oanh tạc cơ tàng hình có khả năng xâm nhập vùng trời được bảo vệ nghiêm ngặt nhất và tấn công các mục tiêu quan trọng nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, Chiến tranh Lạnh kết thúc và chi phí cao khiến chỉ có 21 chiếc B-2 được chế tạo, trong đó một chiếc bị phá huỷ trong vụ tai nạn vào năm 2008.

Xem video máy bay B-2 rải thảm bom tại Point Bravo, bang Nevada trong cuộc Biểu dương hoả lực Không quân Mỹ năm 2007:

Bất chấp những nâng cấp với B-2 trong những năm qua, bao gồm các Cảm biến Quản lý Phòng thủ cho phép xác định vị trí và né tránh các hệ thống phòng không thế hệ mới, và các bộ vi xử lý mới mạnh hơn rất nhiều so với loại ban đầu, quy mô phi đội B-2 nhỏ đã cản trở khả năng hoạt động của loại máy bay ném bom này.

Hơn nữa, những cải tiến trong hệ thống phòng không cũng đồng nghĩa các loại máy bay ném bom hiện có của Mỹ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Học thuyết máy bay ném bom và công nghệ tàng hình những năm 1980 mà B-2 sử dụng giờ đây có thể bị đánh bại bởi các kỹ thuật cải tiến của hệ thống phòng không và tác chiến phi đối xứng, thể hiện qua vụ bắn rơi máy bay ném bom tàng hình F-117 của Mỹ ở Serbia vào năm 1999 bằng tên lửa đất đối không S-125 cải tiến từ thời Liên Xô.

B-21, oanh tạc cơ tàng hình giúp Mỹ khôi phục ưu thế trên không

Ảnh: USAF

Kể từ đó các hệ thống phòng không đã được cải thiện đáng kể, hệ thống S-400 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc được tuyên bố là có thể bắn hạ tiêm kích tàng hình mới nhất F-35 của Mỹ. Vì thế, B-21 được kỳ vọng sẽ khôi phục năng lực ném bom Mỹ trong một cuộc xung đột lớn tiềm tàng.

B-21 được thiết kế với khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không tinh vi. Các máy bay B-21 đóng tại Guam được cho là có thể tấn công cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, các tàu hải quân của Trung Quốc, “sát thủ tàu sân bay” DF-26 và thực hiện các cuộc chuyến bay như một màn biểu dương lực lượng ủng hộ hoạt động tự do hàng hải.

B-21 Raider cũng có thể được triển khai để tiêu diệt các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga như S-400 và S-500 hoặc xâm nhập không phận được bảo vệ nghiêm ngặt ở Đông Âu để nhắm mục tiêu vào các trung tâm chỉ huy và kiểm soát, các kho chứa đạn dược, các khẩu đội tên lửa, khu vực tập trung binh lính và phương tiện.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.