“Bàn tay em” - gia tài không nhỏ của người phụ nữ

(Baohatinh.vn) - Xuất hiện ở phần giữa tập thơ “Tự hát” (xuất bản năm 1984) của nữ sỹ Xuân Quỳnh, bài thơ “Bàn tay em” không nổi tiếng như “Tự hát” hay “Thư tình cuối mùa thu” nhưng để lại cho tôi dấu ấn sâu sắc nhất.

Trong thi ca nhạc họa, để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, người ta thường miêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, nụ cười…, hiếm có khi nào lại đặc tả về đôi bàn tay người phụ nữ. Là người phụ nữ khéo léo, đảm đang, giàu tình cảm, Xuân Quỳnh càng hiểu giá trị của đôi bàn tay người phụ nữ. Với Xuân Quỳnh, không phải đôi mắt mà chính đôi bàn tay mới là cửa sổ tâm hồn của người phụ nữ. Thi tứ của bài thơ giản dị đến không ngờ nhưng qua ngôn ngữ thể hiện tự nhiên, giọng điệu tình cảm, trìu mến, đôi bàn tay trở nên thật dịu hiền, thật trang trọng và đẹp đẽ.

ban tay em gia tai khong nho cua nguoi phu nu

Ảnh minh họa từ interntet

Khổ thơ đầu tiên cũng chính là lời nhắc khéo léo của người vợ đối với người chồng của mình khi anh chỉ hiểu mình qua những biểu hiện bề nổi thường ngày mà không nắm bắt một thế giới nội tâm mênh mông ở bên trong khi tất cả đều hiển hiện ở một thực thể gần gũi – bàn tay. Mượn đôi bàn tay, Xuân Quỳnh đã xây dựng được một hình tượng thơ độc đáo. Và thông qua hình tượng đó, thi sỹ đã chuyển tải đến người đọc nhiều thông điệp quý giá về tâm hồn người phụ nữ. Nhân vật người chồng trong bài thơ cũng là người khá sâu sắc khi qua giọng nói, ánh mắt cũng đã hiểu được tâm tư người phụ nữ. Nhưng tình yêu của “em” dành cho “anh” thì không biểu hiện nhiều ở những điều anh nhìn thấy: Gia tài em chỉ có bàn tay/ Em trao tặng cho anh từ ngày ấy/ Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy/ Quá khứ dài là mái tóc em đen/ Vui, buồn trong tiếng nói, nụ cười em/ Qua gương mặt anh hiểu điều lo lắng/ Qua ánh mắt anh hiểu điều mong ngóng/ Anh nghĩ gì khi nhìn xuống bàn tay?

Theo quan niệm Nho giáo, người phụ nữ phải có tứ đức là “công, dung, ngôn, hạnh”, theo đó, “công” là yếu tố hàng đầu cần có của người phụ nữ. Bàn tay em của nữ sỹ Xuân Quỳnh chính là biểu hiện một phần của chữ “công” ấy. Nhân vật người vợ tuy không tự đánh giá cao những thứ thuộc về “dung”, “ngôn” ở bản thân mình mà lại rất coi trọng đôi bàn tay và coi đó là gia tài lớn nhất của mình nhưng kỳ thực những vẻ đẹp “dung”, “ngôn”, “hạnh” của người vợ đều đã toát lên từ đôi bàn tay thảo hiền ấy.

Đem bàn tay không thon dài, không trắng nõn búp măng ra để khoe với chồng là gia tài của mình thì có nghĩa người vợ ấy cũng rất tự tin về giá trị ẩn chứa trong đôi tay đó. Và thực, đôi bàn tay của Xuân Quỳnh chính là nơi ghi dấu và nuôi dưỡng, biểu đạt tâm tư, tình cảm nhiều nhất. Đó là nỗi vất vả, cô đơn suốt thời thơ ấu: Bàn tay em ngón chẳng thon dài/ Vết chai cũ, đường gân xanh vất vả/ Em đánh chắt chơi chuyền thuở nhỏ/ Hái rau rền, rau rệu nấu canh/ Tập vá may, tết tóc một mình/ Rồi úp mặt lên bàn tay khóc mẹ. Đó là một tâm hồn phụ nữ mong manh, biết trân trọng những giá trị của tình yêu: Trong tay anh, tay của em đây/ Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ.

Qua hình ảnh đôi bàn tay, độc giả có thể thấy được bóng dáng một người phụ nữ lặng lẽ, giàu tình cảm và tinh tế. Không biểu đạt tình yêu của mình bằng ngôn ngữ, bằng cảm xúc của ánh mắt, chị âm thầm thể hiện tình yêu bằng những việc làm giản dị qua sự ân cần của đôi bàn tay như: Em phơi mền vá áo cho anh/ Tay thắp sáng ngọn đèn đêm anh đọc. Đôi bàn tay của em còn là nơi biểu đạt một tâm hồn tinh tế, lãng mạn: Tay cắm hoa, tay để treo tranh/ Khi anh vắng bàn tay em biết nhớ/ Lấy thời gian đan thành áo mong chờ/ Lấy thời gian em viết những dòng thơ… Và không chỉ có thế, đôi bàn tay mà người chồng không để ý ấy còn biết sẻ chia bao điều trong cuộc sống: Tay em dừng trên vầng trán lo âu/ Em nhẹ nhàng xoa dịu nỗi đau/ Và góp nhặt niềm vui từ mọi ngả.

Bằng việc sử dụng kết hợp rất chính xác và tinh tế các thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, tác giả Xuân Quỳnh đã khắc họa một cách chân thực và sinh động hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, tần tảo, đảm đang, chung thủy, nặng tình, nặng nghĩa, giàu đức hy sinh. Hình ảnh đôi bàn tay cũng chính là sự thể hiện niềm tin, khát vọng về cuộc sống bình dị, ấm êm và hạnh phúc của người phụ nữ.

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...