“Luồng gió mới” thổi vào thị trường bất động sản địa phương
Trong những tháng cuối năm, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã đẩy mạnh thu hút đầu tư bất động sản với các dự án quy mô lớn. Tại Thanh Hóa, khu dân cư mới Nam Đồng Thiều (6,4 ha, 126 tỷ đồng) và khu đô thị Sunrise City tại Hoằng Hóa (48,3 ha, hơn 2.134 tỷ đồng).
Hay tại Quảng Bình cũng gây chú ý với khu đô thị Cồn Két tại thị xã Ba Đồn (50 ha, 1.648 tỷ đồng), trong khi Nghệ An thu hút dòng vốn với dự án Khu nhà ở tại Cửa Lò ( 13,1 ha, với 510 tỷ đồng) khu dân cư mới Hưng Hoà (4.22 ha, 342.1 tỷ đồng). Những dự án này không chỉ bổ sung nguồn cung nhà ở mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
Bên cạnh sự đa dạng nguồn cung của các dự án, nhu cầu bất động sản tỉnh lẻ còn được hỗ trợ bởi sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản công nghiệp. Các khu vực như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, và Hải Dương, Nghệ An,... nổi bật nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, trở thành "điểm nóng" của thị trường.
Giá bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng về các tỉnh lẻ để tìm kiếm lợi nhuận tối ưu. Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, các dự án ở địa phương có pháp lý rõ ràng và dư địa tăng trưởng lớn đang trở thành lựa chọn hàng đầu.
Ngoài ra, động thái “săn hàng” của các nhà đầu tư cũng có thể lý giải thêm bởi sự lo ngại giá bất động sản sẽ tăng vọt trong thời gian tới. Dự báo trong tương lai, giá của tất cả loại hình bất động sản sẽ có chiều hướng đi lên khi bảng giá đất mới được áp dụng, bởi các chi phí liên quan như thuế, phí đều có thể tăng lên.
Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn “thẩm thấu” của các Bộ luật liên quan thị trường bất động sản mới có hiệu lực, qua đó sẽ tạo nền tảng cho thị trường hồi phục bền vững. Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, nhận định: “Bất động sản sẽ không xuống giá. Nếu tạo được cơ chế chính sách tốt, thị trường sẽ có động lực để phát triển và khả năng cao bước vào chu kỳ tăng giá mới”.
Trong bối cảnh quỹ đất tại các thành phố lớn ngày càng hạn hẹp, bất động sản tỉnh lẻ không chỉ là xu hướng tạm thời mà còn là chiến lược dài hạn đầy hứa hẹn. Sự phát triển đồng bộ về hạ tầng, kết hợp với nhu cầu sống chất lượng cao, sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy thị trường này trong tương lai gần.
Đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới, giới đầu tư đồ dồn về Cửa Lò
Trong bức tranh bất động sản cuối năm 2024, Cửa Lò nổi lên như một “ngôi sao sáng” với sự kết hợp hoàn hảo giữa lợi thế tự nhiên, hạ tầng hiện đại, và tiềm năng du lịch vượt trội. Việc chính thức sáp nhập vào TP Vinh đã tạo cú hích lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư chiến lược.
Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm như cầu Cửa Hội (950 tỷ đồng), Đại lộ Vinh – Cửa Lò (1.415 tỷ đồng), và Cảng nước sâu Cửa Lò (hơn 7.000 tỷ đồng) đã nâng cấp toàn diện khả năng kết nối, thúc đẩy kinh tế và bất động sản phát triển bứt phá. Song song đó, khu vui chơi giải trí Cửa Hội với quy mô 195,5 ha mang đến trải nghiệm đẳng cấp, củng cố vị thế Cửa Lò là trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực.
Nói tới tiềm năng của Cửa Lò không thể bỏ qua những điểm nhấn đáng nể về du lịch tại đây. Theo thống kê, năm 2024 là tổng lượng khách ước đạt hơn 5 triệu lượt khách, tăng 39% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch ước đạt 5.130 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Đây là minh chứng rõ nét cho sức hút ngày càng lớn của thị trường ven biển này.
Với những lợi thế “thiên thời, địa lợi” Cửa Lò không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là “mảnh đất vàng” cho các nhà đầu tư. Với tiềm năng khai thác du lịch, nghỉ dưỡng và bất động sản thương mại, Cửa Lò thực sự là miền đất hứa cho những ai mong muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời bền vững và tăng trưởng dài hạn.
Trong bối cảnh bất động sản địa phương đã và đang là một “sân chơi” nhiều hứa hẹn với những bước phát triển mạnh mẽ, Cửa Lò đang vươn lên trở thành một “tâm điểm” mới của thị trường bất động sản ven biển, mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn giúp nhà đầu tư đón đầu chu kỳ mới.