Bệnh nhân đầu tiên ghép tim lợn tự đứng, hát

Các chuyên gia đánh giá đây là kỳ tích của khoa học hiện đại, USA Today trích dẫn.

“Tim hoạt động rất tốt. Các bác sĩ đang cố gắng tìm ra bất cứ vấn đề bất thường nào, nhưng họ không thấy điều gì cả. Trái tim đang đập mạnh mẽ như bình thường, không hề có dấu hiệu thải ghép”, giáo sư Muhammad M. Mohiuddin, người phẫu thuật chính của ông Bennett, Giám đốc Chương trình Cấy ghép Xenot Tim mạch tại Trường Y Đại học Maryland, cho biết.

Ngày 13/2, ông Bennett có thể ngồi trên giường và nhẹ nhàng hát theo ca khúc America the Beautiful khi đang xem giải đấu bóng bầu dục Super Bowl. Tiếp theo, ông muốn được gặp chú chó mà mình nuôi thời gian dài. Theo bác sĩ trị liệu Christine Wells, việc ông Bennett ngồi dậy được là dấu hiệu hồi phục tuyệt vời.

Tiến sĩ Bartley P. Griffith, Giám đốc Chương trình Cấy ghép Tim tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, cho biết: “Ông ấy cải thiện nhiều, đã tự đứng và ngẩng cao đầu được, có thể nói chuyện. Ông vẫn nhớ rất rõ mọi thứ ở nhà. Chúng tôi nói chuyện về chú chó cưng của ông, Lucky. Con chó đang đợi chủ nhân trở về”.

Trong thời gian ông Bennett lưu lại bệnh viện, bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục và thiết kế liệu trình chi tiết cho những người cần ghép tim trong tương lai.

Ca phẫu thuật của ông Bennett diễn ra ngày 7/1. Đây là ca ghép tim lợn thành công đầu tiên ở người, mang lại hy vọng cho hàng trăm nghìn bệnh nhân suy tạng. Tim lợn đã được biến đổi gene để loại bỏ một hợp chất khỏi tế bào, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thải ghép.

Bệnh nhân đầu tiên ghép tim lợn tự đứng, hát

Ông David Bennett xem giải đấu Super Bowl tại phòng bệnh, cùng sự hỗ trợ của bác sĩ trị liệu tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, ngày 13/2. Ảnh: USA Today

Phẫu thuật ghép tạng từ động vật sang người gọi là Xenotransplantation, có lịch sử lâu đời. Hàng trăm năm trước, nhiều bác sĩ thử nghiệm bơm máu và ghép da động vật cho các bệnh nhân. Nội tạng lợn được coi là phù hợp để cấy ghép cho người vì chúng có kích thước phù hợp.

Ghép tạng từ lợn thuận lợi hơn từ linh trưởng vì nguồn cung dồi dào, dễ nuôi và đạt được kích thước trưởng thành trong 6 tháng. Van tim lợn trước đó đã được cấy ghép cho người. Nhiều bệnh nhân tiểu đường cũng được ghép tuyến tụy từ lợn.

Giờ đây, Trung tâm Y tế Đại học Maryland và tiến sĩ Mohiuddin sẵn sàng chia sẻ thành tựu của họ với các chuyên gia khác.

“Lý do chính để chúng tôi công bố kết quả này là chia sẻ nó với các đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Xenotransplantation. Chúng tôi tin rằng lĩnh vực này sẽ không thể tiến xa nếu chỉ do một trung tâm hay cá nhân thực hiện”, ông Mohiuddin nói.

Theo USA Today/VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.