Bếp lửa

(Baohatinh.vn) - Một buổi tối đầu tháng 11, trời lất phất mưa bay, gió bấc len lỏi qua từng mái nhà; con ngõ, mùi ngô, khoai nướng trên vỉa hè thơm lừng một góc phố… Thế là đông sang.

Tôi ngồi lặng im nơi quán cóc vỉa hè, lơ đễnh nhìn ra bốn bề nhà cao tầng san sát, ánh đèn đường hiu hắt, bắp ngô vẫn tỏa hơi ấm nơi bàn tay, nhưng có lẽ, chẳng có hơi ấm nào ấm áp bằng vòng tay của bà, của mẹ.

Ở miền núi Hương Sơn quê tôi, vào những ngày mùa đông buốt giá, mỗi sáng mai thức dậy, khi vén người ra khỏi chiếc chăn bông con công, vội đánh răng rửa mặt, tôi lại chạy vào ngồi bên bếp lửa, rồi đưa đôi bàn tay áp ngay vào má cho bớt lạnh.

Bếp lửa

Bên ánh lửa hồng, chúng tôi nghe mẹ và bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Ảnh minh họa từ Internet.

Tôi còn nhớ cảm giác lúc ấy, hơi ấm từ lớp than hồng phả ra sưởi ấm cho cả gia đình. Cả nhà cùng ngồi quây quần ăn bữa sáng và chuẩn bị cho một ngày mới bận rộn với công việc. Bố mẹ tôi ra đồng, chị em tôi lại cắp sách tới trường. Ánh nắng mùa đông dịu nhẹ nhưng hanh khô, gió đông buôn buốt vẫn hùa theo sau, nắng chẳng đủ sưởi ấm cho con đường tới trường của chúng tôi.

Mỗi tối, khi bài vở đã xong, chị em tôi lại quây quần bên bếp lửa cùng bà, cùng mẹ. Bên ánh lửa hồng, nghe mẹ và bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Tôi còn nhớ như in hương vị đậm đà của khoai, của ngô được bà nội lấy ra từ lớp than hồng. Chị em tôi vừa thổi vừa ăn, mặt đứa nào cũng nhá nhem màu đen của than, rồi lại phá lên cười khi nhìn vào nhau.

Bếp lửa

Những ngày xưa cùng bếp lửa hồng đã trôi qua trong mùa đông tuổi thơ. Ảnh minh họa từ Internet.

Trong cái giá rét của mùa đông ngày ấy, bên bếp lửa, lũ trẻ con chúng tôi vô tư, vui vẻ thưởng thức những “đặc sản” mùa đông. Còn mẹ tôi, mỗi khi nghe chương trình dự báo thời tiết được phát trên ti vi lại thở dài bởi “một bộ phận không khí lạnh đang tràn xuống các tỉnh miền Bắc nước ta. Đêm nay, ngày mai, khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ trời sẽ trở rét, có nơi rét đậm, rét hại”. Những khi ấy, mẹ lại nhìn vào bếp lửa với giọng buồn: “Rét thế này thì mấy con bò và mấy sào lúa phải làm sao?”.

Những ngày xưa cùng bếp lửa hồng đã trôi qua trong tuổi thơ tôi. Hồi ấy, gần như gia đình nào ở quê cũng có chiếc kiềng ba chân, rồi bên bếp lửa chất biết bao gánh củi, bao lá, bao trấu để dùng nhóm lửa. Ngọn gió đông vẫn len qua những kẽ hở để lùa hơi lạnh vào trong gian bếp nhỏ, nhưng bếp lửa vẫn rực hồng khiến cho cái lạnh dường như bị hòa tan.

Tôi chẳng bỏ được thói quen lẽo đẽo theo mẹ xuống bếp trong những ngày đông buốt giá. Bởi tôi thích nghe những tiếng nổ lách tách của củi, những đốm bọt trắng trào ra từ củi bị ẩm hay đơn giản chỉ là xuống bếp cùng mẹ hơ đôi bàn tay lạnh lẽo rồi nghe mẹ tỉ tê kể chuyện. Chốc chốc tôi lại xoa xoa hai bàn tay vào nhau cho cái ấm được lan tỏa khắp cơ thể. Những lúc như vậy, hai bên má và đôi tai cũng nóng bừng và đỏ rực theo ánh lửa bập bùng. Những lúc ngồi bên bếp lửa cùng mẹ, cái lạnh dường như đã dừng chân ở ngoài hiên nhà.

Bếp lửa

Bếp lửa vẫn rực hồng khiến cho cái lạnh của mùa đông dường như bị hòa tan. Ảnh minh họa từ Internet.

Trong tâm tưởng trẻ thơ của tôi, những khoảnh khắc mùa đông ấy cứ dần lớn hơn, những trang kỷ niệm ngày một dày thêm từ ngày đông của năm này qua năm khác.

Mùa đông ký ức cùng với những ánh lửa ấm ngày ấy cứ trôi theo thời gian, và đôi khi, hình ảnh xưa cũ lại chợt hiện về hoang hoải trong tôi. Mùa đông bao nhiêu năm trước theo ánh lửa đỏ chảy về trong tôi réo rắt. Cho đến hôm nay, sau bao nhiêu năm trưởng thành và lớn khôn, dòng chảy cuộc sống vẫn chẳng thể nào xóa nhòa đi những ký ức ngày đông...

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...