Ngọn lửa rèn cháy mãi...

(Baohatinh.vn) - Nằm trong vùng ảnh hưởng của văn hóa sông Minh, làng nghề rèn Trung Lương dưới chân núi Ngàn Hống (nay thuộc phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh) là một trong những làng nghề cổ lâu đời của tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua những giai đoạn lịch sử, lửa làng rèn vẫn được lưu giữ bởi những người thợ tâm huyết, năng động.

Ngọn lửa rèn cháy mãi...

Trung Lương là một trong những làng nghề cổ lâu đời của Hà Tĩnh

Phường Trung Lương có 823,94 ha diện tích tự nhiên, diện tích canh tác 340 ha gồm đồi núi, trung du, đồng bằng, có vùng cằn cỗi, chua phèn nhưng cũng có những cánh đồng màu mỡ do thiên nhiên ưu đãi. Trung Lương nổi tiếng với nghề rèn đúc các vật dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Dù trải qua hơn 700 năm tồn tại nhưng nghề rèn đúc vẫn chỉ là một nghề thủ công truyền thống không mang lại hiệu quả kinh tế cao, thậm chí có lúc còn lao đao trước sự xâm lấn của các sản phẩm công nghiệp ồ ạt, có giá thành rẻ hơn, mẫu mã đẹp hơn tràn ngập thị trường. Tuy nhiên, với người dân Trung Lương xưa, nghề rèn vốn dĩ chỉ là nghề phụ, bởi vậy, lửa làng rèn vẫn được người Trung Lương duy trì.

Những năm gần đây, cùng với những chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề rèn ở Trung Lương đã có những bước phát triển mới. Đến nay, toàn phường có 110 hộ làm nghề rèn, đúc, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập bình quân từ 5-8 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm rèn, đúc đã đứng vững và chiếm lĩnh thị trường trong, ngoài tỉnh và nước bạn Lào. Tổng thu nhập từ nghề rèn, đúc truyền thống của Trung Lương năm 2021 đạt hơn 250 tỷ đồng.

Ngọn lửa rèn cháy mãi...

Nghề rèn Trung Lương tiếp tục được lưu giữ và phát triển bởi những người thợ tâm huyết, năng động.

Ông Nguyễn Công Lộc - Chủ tịch UBND phường Trung Lương cho hay: “Một thời nghề rèn nông cụ ở Trung Lương hắt hiu trước sự đổ bộ ồ ạt của hàng dao, kéo đến từ Trung Quốc, Thái Lan. Nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, thế hệ thợ trẻ đã chịu khó học nghề, học làm sản phẩm mới. Nhiều mặt hàng ở Trung Lương đã được Bộ Khoa học - Công nghệ đánh giá cao về chất lượng, đặc biệt là phụ tùng xe đạp, các máy móc phục vụ nông nghiệp như máy cắt lúa, cắt cỏ. Đồng thời, các mặt hàng của xã ngày càng phong phú, đa dạng, tân tiến, nhất là các nông cụ lao động được đánh giá cao về chất lượng…”.

Ngọn lửa rèn cháy mãi...

Nhiều mặt hàng ở Trung Lương đã được Bộ Khoa học - Công nghệ đánh giá cao về chất lượng và vươn ra các thị trường lớn trong và ngoài nước.

Một ngày đầu năm, chúng tôi đến thăm làng rèn Trung Lương. Trong con ngõ nhỏ nhà cửa san sát vẫn còn đượm không khí mùa xuân, lửa lò rèn của gia đình anh Bùi Tân vẫn đỏ. Anh Bùi Tân còn trẻ. Xem chừng chỉ mới ngoài 30 thôi nhưng đã là một người thợ giỏi nức tiếng.

Theo anh, nghề rèn vất vả lại khó nên nếu không có lòng yêu nghề sẽ không theo được. Trước đây, mọi công đoạn làm ra sản phẩm đều được thực hiện thủ công, không như bây giờ có máy móc hỗ trợ. Trải qua một thời gian mạnh dạn vay vốn xóa đói giảm nghèo, anh đã gây dựng cho mình một xưởng rèn, đúc theo mô hình công nghiệp, sản phẩm chủ yếu là hàng thô, sau đó bán lại cho các xưởng tinh chế lại.

“Trước đây, tôi đã từng đậu vào khoa chế tạo máy của một trường cao đẳng công nghiệp ở TP Hồ Chí Minh nhưng do hoàn cảnh mà không thể theo học được. Nếu như được đi học, tôi sẽ hiểu rõ hơn về công nghiệp chế tạo máy, dung sai lắp ghép, chi tiết máy, sức bền vật liệu, máy công cụ, công nghệ CNC… thì việc tiếp nhận công nghệ mới sẽ dễ dàng hơn” - anh Bùi Tân tâm sự.

Nói vậy nhưng với tinh thần ham học hỏi, anh Bùi Tân đã tiếp nhận và làm chủ nhiều công nghệ mới. Ví như công nghệ CNC mà anh nhắc đến sẽ giúp anh tạo ra các sản phẩm được cắt gọt rất sắc sảo và đẹp mắt… Giờ đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự hỗ trợ của các chính sách khuyến khích phát triển, làng nghề có truyền thống hơn 700 năm lịch sử đã một lần nữa được hồi sinh từng ngày.

“Khi con người ta làm chủ được ngọn lửa, ta có thể thắp sáng chúng vào mọi thời điểm” - Tân đã nói như vậy.

Ngọn lửa rèn cháy mãi...

Nhiều thợ rèn Trung Lương đã tâm huyết tìm hiểu và mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại để phát triển nghề rèn.

Chắc sẽ làm được thôi vì thợ rèn Trung Lương thời nào cũng tài hoa. Chẳng phải, trong phong trào Cần Vương, thầy trò cố Đường - một người thợ cả tài hoa của làng đã tình nguyện đem lò rèn của mình lên đại ngàn rèn đao, kiếm cho nghĩa quân của cụ Phan Đình Phùng. Cố Đường cùng với tướng Cao Thắng đã chế thành công súng cho nghĩa quân. Trong kháng chiến chống Pháp, thợ rèn Trung Lương cũng đã rèn hàng vạn mã tấu, kiếm, dao găm, sản xuất hơn 2.000 khẩu súng kíp, hàng chục tấn lựu đạn phục vụ dân quân, bộ đội. Vậy thì hà cớ gì, bây giờ, ước mơ làm những sản phẩm tinh tế và đẹp mắt lại không thể được!

Chủ đề Lao động việc làm

Chủ đề 30 năm thành lập TX Hồng Lĩnh

Đọc thêm

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.