Núi Hồng - Sông La

Trong gió reo Ngàn Hống

Từ một thị trấn nhỏ nép mình dưới chân Ngàn Hống, sau 30 năm không ngừng vươn tới, bằng những bước chuyển mình vững chắc, TX Hồng Lĩnh đã trở thành một đô thị hiện đại, điểm sáng trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Trong gió reo Ngàn Hống, những trang sử mới của vùng đất Tổ lại quyện hòa cùng những giá trị truyền thống, kiến tạo nên một Hồng Lĩnh tươi mới, đầy sức sống.

Trong gió reo Ngàn Hống
Trong gió reo Ngàn Hống

Thị xã Hồng Lĩnh được thành lập ngày 2/3/1992 theo Quyết định số 67-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với 5 đơn vị hành chính là thị trấn Hồng Lĩnh và các xã Trung Lương, Đức Thuận, Đậu Liêu, Thuận Lộc. Tuy đất không rộng, người không đông nhưng may mắn, các vùng đất này đều trầm tích nhiều vỉa tầng văn hóa của vùng giang sơn tụ khí núi Hồng - sông Lam và dòng sông Minh gắn với nhiều mốc son lịch sử của đất nước.

Video: Thị xã Hồng Lĩnh hôm nay.

Lần theo sử sách và những câu chuyện dân gian, vùng đất này xưa là Kinh đô Ngàn Hống, là mảnh đất đã từng được vua Thiệu Trị dừng chân đề thơ vịnh cảnh, từng in đậm dấu chân của Nguyễn Huệ - Quang Trung, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Biểu, Phan Kính và nhiều bậc danh nhân, hào kiệt khác…

Trong gió reo Ngàn Hống

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Ảnh tư liệu

Trong gió reo Ngàn Hống

Chùa Đại Hùng thờ Thủy tổ Kinh Dương Vương và các vua Hùng. Đây là nơi duy nhất ở Hà Tĩnh có nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 (âm lịch).

Không chỉ có huyền thoại đẹp đẽ trong những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, đất và người Hồng Lĩnh xưa kia cũng đã phải trải qua bao dâu bể của thiên tai, bệnh tật, bao cuộc chiến chinh, tao loạn. Ngàn Hống trầm mặc và dòng Lam, dòng Minh biếc xanh ắt hẳn còn lưu giữ những câu chuyện sinh tử của người dân nơi đây trong cuộc đối đầu giữa nhà Lý, nhà Trần với người Chăm-pa, Chân Lạp, với quân Nguyên - Mông; trong cuộc giao tranh, truy quét suốt thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, thời quân Tây Sơn ra Bắc dẹp Trịnh, thời quân Nguyễn Ánh truy quét nhà Tây Sơn; trong cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ… giành độc lập cho dân tộc.

Trong gió reo Ngàn Hống

Lễ rước cấp thủy trong lễ hội Đền Cả, Dinh Đô Quan Hoàng Mười. Ảnh tư liệu

Có lẽ, khí thiêng của đất trời đã hun đúc nên trong tâm can người Hồng Lĩnh bản chất kiên cường, dũng cảm, hướng thiện và không ngừng vươn lên, không ngừng khát vọng. Cứ thế, đời nối đời mà tạo nên truyền thống. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, người Hồng Lĩnh đã biết cách khắc chế tai ương, hoạn nạn, biết học và biết hành để nhân lên sức mạnh của tri thức. Chẳng những thế mà thời nào, nơi đây cũng xuất hiện những danh nhân, chí sỹ có nhiều công trạng giúp nước, giúp dân. Đó là Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, song trạng Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy, Giám sát Ngự sử Bùi Đăng Đạt, Giáo sư Nguyễn Đức Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII, Bí thư Trung ương Đảng; Tiến sĩ Nguyễn Quốc Huy - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ v.v…

Trong gió reo Ngàn Hống

Đền thờ Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ ở phường Đậu Liêu.

Từ trong mạch nguồn sông núi, từ di sản của các danh nhân, từ trong lao động sản xuất, các thế hệ người dân nơi đây đã kiến tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc: Đền Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, đền Song Trạng, chùa Long Đàm, danh thắng chùa và hồ Thiên Tượng, chùa Đại Hùng; lễ hội báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ và trò Đình Đụn, hội đua thuyền Trung Lương, lễ tế Đức thánh tổ nghề rèn, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương…

Trong gió reo Ngàn Hống

Chùa Hang được trùng tu, xây dựng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Ảnh tư liệu

Ông Đặng Thanh Hải - Bí thư Thị ủy Hồng Lĩnh tự hào nói: “Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, những di sản ấy vẫn được lưu giữ và phát triển mạnh mẽ trong đời sống của Nhân dân. Ngày nay, trong những chiến lược phát triển KT-XH, TX Hồng Lĩnh đã và đang đầu tư, kêu gọi đầu tư và khai thác có hiệu quả những giá trị văn hóa ấy”.

Trong gió reo Ngàn Hống

Khoảng vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, ít ai có thể tưởng tượng được, vùng đất khô cằn, đá sỏi với những con đường “vá chằng vá đụp” với những tên đất, tên làng chỉ nghe thôi đã thấy đói nghèo… lại vươn mình lớn dậy trong dáng vóc của một đô thị hiện đại, văn minh. Từ một thị trấn nhỏ bé, sau 30 năm thành lập, bằng nỗ lực bền bỉ vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và người dân, TX Hồng Lĩnh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội phía Bắc của tỉnh.

Trong gió reo Ngàn Hống

Toàn cảnh thị xã Hồng Lĩnh. (ảnh: Nguyễn Thanh Hải)

Khi nói về chủ trương thu hút đầu tư và tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp hiện nay trên địa bàn Hồng Lĩnh, Bí thư Thị ủy Đặng Thanh Hải không quên nhắc nhớ về những cái tên gắn bó với các chặng đường vươn lên của thị xã. Đó là cơ sở công nghiệp như các xí nghiệp: Gạch ngói Thuận Lộc, Đá Hồng Sơn, Sành sứ...; là các cơ sở thương mại - dịch vụ như: Cửa hàng lương thực Hồng Lĩnh, Kho vận lương thực Hà Tĩnh, chợ huyện Trung Lương, Ngân hàng Hồng Lĩnh v.v...

Trong gió reo Ngàn Hống

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng kiểm tra hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh (CCN Nam Hồng).

“Nhắc lại để thấy rằng, thời kỳ nào, mục tiêu của TX Hồng Lĩnh vẫn là phát triển kinh tế đô thị, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Và diện mạo mà TX Hồng Lĩnh có được hiện nay chính là sự tiếp nối những “mạch đường” ấy. Trong đó, mấu chốt của thành công chính là xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, mũi đột phá trong từng giai đoạn; bám sát thực tiễn, năng động, sáng tạo, kiên trì, kiên quyết, phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ; tranh thủ tối đa sự lãnh đạo, chỉ đạo và nguồn lực đầu tư của Trung ương, của tỉnh, kết hợp sức mạnh nội tại với sức mạnh từ bên ngoài, tận dụng mọi cơ hội, nguồn lực. Qua đó, khơi dậy và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, mà trước hết là sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ” - Bí thư Thị ủy Đặng Thanh Hải giải thích thêm.

Trong gió reo Ngàn Hống

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải kiểm tra tiến độ dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN Cổng Khánh ở phường Đậu Liêu.

Sau 30 năm hình thành và phát triển, Đảng bộ và Nhân dân TX Hồng Lĩnh đã vươn lên giành được kết quả khá toàn diện, đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, từng bước trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH khu vực phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh.

Kinh tế tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng kinh tế đô thị, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 26% năm 1992 lên 47,03% năm 2021; thương mại - dịch vụ tăng từ 37,7% năm 1992 lên 49,05% năm 2021. Thu ngân sách Nhà nước tăng 89 lần, từ 1,5 tỷ đồng (năm 1992) lên 134,2 tỷ đồng (năm 2021). Thu nhập bình quân đầu người tăng vượt bậc từ 1,1 triệu đồng/người/năm 1992 lên trên 61 triệu đồng/người/năm 2021; tỷ lệ hộ nghèo từ 32% năm 1992 đến nay còn 1,81%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2021 đạt 1.851 tỷ đồng.

Trong gió reo Ngàn Hống

Sản xuất sợi tại Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh.

Hồng Lĩnh hiện là điểm sáng trong thu hút đầu tư, là địa phương có nhiều cụm công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt cao, đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp nhẹ năng động của tỉnh. Chỉ tính trong 5 năm gần đây (từ 2017-2021), thị xã đã thu hút được 34 dự án với tổng vốn đầu tư 3.313 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phong trào chỉnh trang đô thị, xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới được Nhân dân đồng tình, hưởng ứng tích cực, ngày càng phát triển sâu rộng. Trong 5 năm qua đã thực hiện trên 350 công trình, với tổng kinh phí đầu tư hơn 320 tỷ đồng, trong đó, nguồn lực huy động từ Nhân dân chiếm 50%.

Trong gió reo Ngàn Hống

“Trên chặng đường mới, để thực hiện thành công mục tiêu phát triển trở thành trung tâm đô thị phía Bắc của tỉnh, TX Hồng Lĩnh tiếp tục xây dựng Đảng bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, tạo niềm tin trong Nhân dân; tiếp tục thu hút đầu tư để lấp đầy các cụm công nghiệp đã có; quan tâm phát triển đời sống văn hóa, an sinh xã hội v.v...” - Bí thư Thị ủy Đặng Thanh Hải khẳng định.

Ảnh, Video: Giang Nam, CTV

Trình bày: Thanh Hà

Chủ đề 30 năm thành lập TX Hồng Lĩnh

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.