Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

(Baohatinh.vn) - Núi phải trở thành điểm hẹn tâm linh, thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách thập phương - đó là một trong những mục tiêu phát triển du lịch của TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Thị xã Hồng Lĩnh sau 30 năm đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước khẳng định vị trí, vai trò sẽ là đô thị trung tâm phía Bắc của Hà Tĩnh trong tương lai.

Chỉ mới có mặt trên bản đồ hành chính của Hà Tĩnh 30 năm và là một thị xã nhỏ bé với 6 đơn vị hành chính nhưng Hồng Lĩnh may mắn sở hữu nhiều di tích và thắng cảnh linh thiêng, độc đáo của 99 đỉnh non Hồng. Đặc biệt, rất nhiều thắng cảnh gắn với những huyền thoại lập đất, lập làng, nhiều di tích gắn với những lễ hội văn hóa truyền thống, tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách gần xa. Thời gian qua, nhiều dự án phát triển du lịch đã và đang được triển khai, hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Trong bức tranh chung về di tích, danh thắng Hồng Lĩnh, chùa Thiên Tượng là ngôi cổ tự huyền hoặc với lịch sử trên 600 năm, từng được coi là ngôi tổ đình của Phật pháp miền Trung và được ví là “Hoan Châu đệ nhị danh thắng”. Chùa được khởi dựng từ đời nhà Trần, trên ngọn núi cùng tên thuộc dãy Ngàn Hống (phường Trung Lương), đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2004.

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Chùa Thiên Tượng - ngôi chùa cổ có lịch sử trên 600 năm.

Có niên đại 700 năm là quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, bao gồm chùa Đại Hùng, đền thờ Thủy tổ Kinh Dương Vương và các vua Hùng. Gắn liền với di tích này là lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương mới được khôi phục trong những năm gần đây.

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Chùa Đại Hùng thờ Thủy tổ Kinh Dương Vương đang được đầu tư trùng tu.

Mang vẻ đẹp thơ mộng và cổ kính, chùa Hang được xây dựng vào thời Hậu Lê (khoảng thế kỷ thứ XVII) là một nét vẽ tô đậm thêm “kho báu” về di tích - danh thắng của TX Hồng Lĩnh. Chùa Hang gợi cho du khách về một “Đà Lạt thu nhỏ” với bạt ngàn thông xanh và hồ nước mát lành từ đập Khe Môn chảy vào hồ cảnh của vườn Lâm Tỳ Ni.

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Chùa Hang trên núi Hồng được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”.

Ngoài ra, TX Hồng Lĩnh còn có các di tích - danh thắng với chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa, hấp dẫn du khách như: đền Cả - Dinh đô quan Hoàng Mười, đền thờ Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, đền Song trạng nguyên, chùa Long Đàm; nhiều lễ hội văn hóa hấp dẫn như lễ hội Báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, lễ hội đua thuyền Trung Lương, lễ hội đền Cả, lễ tế Đức thánh thợ rèn Trung Lương v.v…

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Lễ rước cấp thủy tại lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở phường Trung Lương. Ảnh tư liệu

Ông Đặng Quang Vinh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TX Hồng Lĩnh cho biết: “Thời gian qua, TX Hồng Lĩnh luôn xác định du lịch là bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH. Những năm gần đây, thị xã đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm kêu gọi các nhà đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch. Đến nay, mặc dù đã có một số dự án đầu tư, tôn tạo được triển khai, các di tích - danh thắng được du khách biết đến nhiều hơn nhưng sự phát triển chưa xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương”.

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Lễ rước bài vị và dâng các vật phẩm cúng tế các Vua Hùng - một trong những hoạt động trong Đại lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương tại chùa Đại Hùng, phường Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh. Ảnh tư liệu

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, TX Hồng Lĩnh đề ra nhiệm vụ phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và sinh thái; đổi mới hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch; nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hồng Lĩnh.

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Lễ hội đua thuyền truyền thống phường Trung Lương được tổ chức hằng năm vào ngày mồng 3-4 tháng Giêng. Ảnh tư liệu

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các di tích văn hóa trọng điểm. Huy động các nguồn lực để hoàn thành các tuyến đường đi đến các chùa Long Đàm, Thiên Tượng, Đại Hùng, đền Cả, chùa Hang. Tiếp tục huy động nguồn lực xã hội hóa để sớm hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích trên địa bàn.

Thời gian qua, đón đầu xu thế phát triển du lịch xanh, TX Hồng Lĩnh đã và đang quy hoạch hàng loạt công trình: dự án khu du lịch xanh Victory Ecopark, khu nghỉ dưỡng Suối Tiên thuộc di tích danh thắng Suối Tiên - Thiên Tượng, với diện tích 150 ha; quần thể khu du lịch sinh thái và công viên giải trí Clarion Resort (5,46 ha); khu công viên trung tâm văn hóa (77,5 ha), khu du lịch văn hóa tâm linh (10 ha), khu di tích Đại Hùng (43 ha), di tích chùa Long Đàm (5 ha), di tích chùa Hang (5 ha)…

Đánh thức “kho báu” trên vùng đất thiêng

Trên dãy núi Hồng, hiện đang có nhiều dự án, du lịch tâm linh được triển khai. Ảnh mô hình

Ông Đinh Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin: “Thời gian tới, thị xã sẽ tập trung các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật các di tích - danh thắng ngày càng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu về đời sống tinh thần của Nhân dân.

Trong năm 2022, phấn đấu hoàn thành bộ dữ liệu du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn để giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tiến hành kết nối với các đơn vị lữ hành xây dựng 2-3 tour du lịch văn hóa tâm linh; xây dựng 4-5 sản phẩm, món ăn đặc trưng, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên để phục vụ du khách”.

Với tiềm năng dồi dào và những lợi thế được tạo nên từ các chính sách thu hút đầu tư, “kho báu” du lịch Hồng Lĩnh đang đứng trước những cơ hội được khai thác hiệu quả.

Chủ đề 30 năm thành lập TX Hồng Lĩnh

Đọc thêm

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.