Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới

SR-71 Blackbird là máy bay trinh sát chiến lược tầm xa của Mỹ. Đến nay, còn nhiều điều về loại vũ khí này chưa được khám phá hết.

Kể từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, ba ngày trước lễ Giáng sinh 1964, máy bay trinh sát chiến lược tầm xa SR-71 Blackbird của Mỹ đã đạt nhiều kỷ lục, nhưng đến nay nhiều điều có liên quan về SR-71 vẫn chưa khám phá hết.

Lockheed SR-71 là máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa, tốc độ Mach 3, được phát triển từ các thế hệ máy Lockheed YF-12A và A-12 bởi Phân ban Skunk Works của tập đoàn Lockheed. SR-71 được mang biệt danh không chính thức là Blackbird, hay Habu snake.

Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới ảnh 1

SR-71 ra đời để giúp Không quân Mỹ (UAF) giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar của nó vẫn có thể phát hiện được bởi các hệ thống radar hiện đại, song không giống máy bay "tàng hình" đàn em.

Ưu thế tự vệ của SR-71 chính là tốc độ và trần bay lớn, một khi phát hiện thấy tên lửa đất đối không của đối phương, cách thoát hiểm đơn giản nhất của SR-71 là tăng tốc.

SR-71 Blackbird đã phục vụ cho UAF từ năm 1964 đến 1998, với 12 trong tổng số 32 máy bay chế tạo bị tổn thất nhưng không một chiếc SR-71 nào bị mất do tấn công bằng tên lửa của đối phương. Dưới đây thêm một số kỷ lục mới về SR-71 vừa được tạp chí thrillist.com của Mỹ cập nhật.

1. Tốc độ kỷ lục chính thức của SR-71?

Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới ảnh 2

Vào tháng 7/1976, dòng máy bay Blackbird đã chính thức kỷ niệm tròn 100 năm thiết lập một kỷ lục về tốc độ cao nhất cho dòng máy máy bay phản lực có người lái.

Riêng SR-71 đã đạt tốc độ chính thức 2.193.13 mph (dặm giờ), tương đương 3.600km/h trong gần 4 thập kỷ và chỉ có rất ít phi công của Blackbirds đạt được mức tốc độ hai chiều này. Trong số đó, có phi công Al Joersz chạm ngưỡng tốc độ Mach 3.2.

2. Blackbird đầu tiên được chế tạo bằng titan của Liên Xô

Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới ảnh 3

Theo Thrillist, chiếc máy bay Blackbird đầu tiên được chế tạo bằng titan của Liên Xô do CIA đưa lậu vào Mỹ, Liên Xô là quốc gia sản xuất titan có chất lượng tốt nhất thế giới xưa và nay. Đối với máy bay, titan là vật liệu rất quan trọng, bởi phần lớn vỏ ngoài, bộ phận hạ cánh của của máy bay được sản xuất từ titan.

Về thủ thuật nói trên, thế giới phải phục tài của chú Sam, CIA đã "buôn lậu" được một không lượng titan khổng lồ vào Mỹ, đủ để sản xuất những chiếc Blackbird siêu thanh, nhất là trong giai đoạn Chiến tranh lạnh đang trong giai đoạn đỉnh điểm. Chuyện bây giờ mới kể nhưng bài học về an ninh vẫn còn nguyên giá trị.

3. Blackbird có nhiều tính năng kỹ thuật vượt trội

Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới ảnh 4

Như đã đề cập, SR-71 là một máy bay do thám, nhưng lại do Tiến sĩ Edwin Land chuyên gia nhiếp ảnh cùng các cộng sự của ông nghiên cứu thiết kế.

Đây là máy bay hai chỗ ngồi, dài trên 32 mét, có nghĩa, gấp hai máy bay thông thường, công suất động cơ khỏe như tàu biển. SR-71 cần khoảng 680 mã lực để khởi động, phải dùng đến một cặp động cơ Buick Wildcat V8, mỗi chiếc 340 mã lực mới đủ khởi động.

Riêng lốp, Blackbird phải dùng loại đặc biệt do hãng BF Goodrich chế tạo vì trọng lượng cực lớn tới 170,000 pounds (77.110 kg), loại lốp này được tăng cường nhôm, nhưng tuổi thọ cũng không quá 20 cất hạ cánh nên phải thay liên tục.

4. Những chiếc chóp hình côn phía đầu máy máy bay là chi tiết vô cùng quan trọng

Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới ảnh 5

Đây đích thực là một phần của hệ thống điều khiển tiết lưu, di chuyển xung quanh để đảm bảo tỷ lệ không khí làm mát động cơ một cách ổn định. Nếu có quá nhiều hoặc quá ít không khí sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ siêu thanh, phát sinh mất mát tức thì, đưa máy bay vào trạng thái nguy hiểm, mà người ta quen gọi là "mất lái", dẫn đến thảm họa không lường hết.

5. Blackbird từng được thử nghiệm tại Khu 51 ?

Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới ảnh 6

Lockheed chế tạo những chiếc máy bay Blackbird ở Burbank, sau đó đưa lên xe tải chở đến Khu 51 (Area 51), địa danh bí ẩn hiện đang được dư luận quan tâm, nơi chuyên dùng cho việc thử nghiệm máy, bay, vũ khí mới của Mỹ để thử nghiệm.

6. Phi công lái Blackbird phải lập gia đình?

Bí mật về SR-71 Blachbird-máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới ảnh 7

Để trở thành phi công Blackbird hay thậm chí làm việc trên máy bay, tất cả mọi người đều được yêu cầu phải kết hôn, độ tuổi 25 đến 40 tuổi. Quy định này giúp tạo "cảm xúc ổn định", yên tâm công tác. Đội khi trong quá trình bay thử nghiệm, các phi công Blackbird đồng thời kết hôn để hoàn thành tiêu chí bắt buộc nói trên.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHDCND Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm việc tại Hà Tĩnh

Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
Bồi hồi ký ức tháng 4

Bồi hồi ký ức tháng 4

50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.