Bộ Công Thương chính thức bắt tay vào việc "quản" giá sữa

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, việc triển khai các quy định về kê khai, niêm yết giá trước đó và thực tế hiện nay, Bộ Công Thương sẽ xây dựng cơ chế quản lý phù hợp đối với mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.

bo cong thuong chinh thuc bat tay vao viec quan gia sua

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn công tác làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất và hãng cung ứng sữa. Ảnh: Hồng Vân.

Theo Nghị định số 149/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương được giao là cơ quan quản lý giá đối với mặt hàng sữa và các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ ngày 1/1/2017.

Do đây là lĩnh vực mới được bàn giao từ Bộ Tài chính sang nên Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn công tác làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất và hãng cung ứng sản phẩm để nắm sát tình hình thực tế.

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, việc triển khai các quy định về kê khai, niêm yết giá trước đó và thực tế hiện nay, Bộ Công Thương sẽ xây dựng cơ chế quản lý phù hợp.

Các doanh nghiệp cần báo cáo đánh giá việc thực hiện các quy định về giá trong thời gian vừa qua, đâu là những hạn chế, bất cập; đồng thời kiến nghị các giải pháp để xử lý bất cập cũng như định hướng trong thời gian tới.

Trước đó ngày 19/1, Bộ Công Thương cũng công bố kế hoạch bình ổn giá các mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi được áp dụng đến hết tháng 3/2017. Theo đó, cơ quan quản lý giá có trách nhiệm tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và hồ sơ đăng ký giá để thực hiện rà soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật; công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, các nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Công Thương…

Việt Nam hiện có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300 nhãn hàng. Tuy nhiên, tổng lượng sữa tươi mới đáp ứng khoảng 20-25% nhu cầu, còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, thời gian qua, thị trường sữa Việt có những bước phát triển vượt bậc, năm sau luôn cao hơn năm trước. Bình quân, tăng trưởng vào khoảng 17% mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2016, tổng doanh thu toàn ngành ước đạt trên 95.000 tỷ đồng, trong đó, riêng Vinamilk đạt 42.600 tỷ đồng.

Tổng giá trị của sữa bột và sữa nước hiện chiếm tới ¾, trong đó sữa tươi đạt sản lượng trên 1 tỷ lít, còn sữa bột có sản lượng 97.300 tấn, tăng 19,5%. Dự báo trong những năm tới ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 9% và đạt mức 27-28 lít sữa/người mỗi năm vào năm 2020, tăng gần gấp rưỡi so với hiện tại.

Theo baohaiquan.vn

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Tài chính thị trường ngày 28/3: Bài học từ những "cơn sốt đất" ăn theo điều chỉnh địa giới hành chính

Sau các đợt tăng nóng vì “sốt đất” trong những lần điều chỉnh địa giới hành chính trước đây, giá đất đi ngang và giảm xuống, thị trường gần như đóng băng. Hàng nghìn tỷ đồng “đọng” lại trong bất động sản. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 28/3 của Báo Hà Tĩnh.
Thời trang hè ở Hà Tĩnh đã "lên kệ"

Thời trang hè ở Hà Tĩnh đã "lên kệ"

Chuẩn bị bước sang mùa nắng nóng, các cửa hàng kinh doanh thời trang tại Hà Tĩnh bắt đầu trưng bày sản phẩm hè với nhiều mẫu mã, kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Tài chính thị trường ngày 21/3: Ngành xi măng gặp khó

Tài chính thị trường ngày 21/3: Ngành xi măng gặp khó

Bộ Xây dựng cho biết, hiện các dây chuyền sản xuất xi măng trong nước mới chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 21/3 của Báo Hà Tĩnh.
Giá xăng tăng trở lại

Giá xăng tăng trở lại

Từ 15h ngày 20/3, giá xăng RON 95 tăng 440 đồng lên 20.080 đồng/lít. Từ đầu năm 2025, mặt hàng này đã có 6 lần tăng giá và 6 lần giảm giá.