Bước đột phá cho phép bộ não người phát ra sóng vô tuyến

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết đã giúp con người phát ra sóng vô tuyến bằng não của họ.

Đây là bước đột phá có thể mang đến các ứng dụng khác nhau, từ theo dõi sức khỏe đến điều khiển radar quân sự bằng tâm trí.

Trong một thử nghiệm của phòng thí nghiệm không quân, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sóng não có thể điều khiển và tương tác với sóng điện từ từ xa.

Giáo sư Wang Jiafu, nhà khoa học hàng đầu của dự án thuộc Đại học Kỹ thuật Không quân ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cho biết: “ Thiết kế của chúng tôi cung cấp cho người dùng một cách phổ biến để điều khiển sóng điện từ bằng sóng não ”.

Bước đột phá cho phép bộ não người phát ra sóng vô tuyến

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, các siêu bề mặt được điều khiển bằng tâm trí có thể được sử dụng trong theo dõi sức khỏe, truyền thông 5G/6G và cảm biến thông minh - Ảnh: Shutterstock

Theo các nhà nghiên cứu, những người dùng khác nhau có thể sử dụng công nghệ mới theo những cách sáng tạo. Ví dụ, các phi công máy bay chiến đấu có thể hướng chùm tia radar theo ý muốn thông qua các thiết bị giám sát não trong mũ bảo hiểm của họ.

Công nghệ này cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa tai nạn ô tô bằng cách theo dõi tình trạng mệt mỏi của tài xế thông qua bộ thu sóng vô tuyến thông minh có thể phát hiện những thay đổi trong sóng não.

Trong hơn một thế kỷ, các tín hiệu điện từ hữu ích chỉ có thể được tạo ra bằng cách chạm vào mã Morse hoặc viết lệnh trên máy tính. Theo Wang Jiafu, quá trình này diễn ra chậm và không hiệu quả vì đòi hỏi người vận hành phải di chuyển nhiều.

Nhóm của Wang Jiafu được truyền cảm hứng từ sự xuất hiện gần đây của siêu vật liệu. Đó là vật liệu có thể lập trình để tạo ra hoặc điều khiển sóng vô tuyến.

Siêu vật liệu cực mỏng có thể tạo ra “siêu bề mặt” trên một vật thể, biến hầu hết mọi thứ thành máy phát sóng vô tuyến. Wang Jiafu và các đồng nghiệp nghi ngờ rằng siêu bề mặt có thể đóng vai trò như cầu nối để kết nối sóng não và sóng vô tuyến.

Trong thử nghiệm của mình, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một thiết bị đeo được để phát hiện sóng não thông qua công nghệ thương mại được gọi là giao diện não-máy tính. Sau đó, họ truyền tín hiệu não tới siêu bề mặt thông qua công nghệ Bluetooth không dây.

Tuy nhiên, sóng vô tuyến và sóng não giống như các “ngôn ngữ” khác nhau, nên nhóm của Wang Jiafu đã lập trình bề mặt để dịch sóng não thành tín hiệu vô tuyến gần như ngay lập tức.

Theo nhóm của Wang Jiafu, các nghiên cứu trước đây về siêu bề mặt đã sử dụng kết nối có dây với nguồn tín hiệu.

Họ cho biết thử nghiệm này là lần đầu tiên siêu bề mặt được điều khiển trực tiếp bởi sóng não của người dùng.

Công nghệ này có thể được mở rộng sang các siêu bề mặt khác do tâm trí kiểm soát và được sử dụng trong theo dõi sức khỏe, truyền thông 5G/6G và cảm biến thông minh.

Trang SCMP đã liên hệ với nhóm của Wang Jiafu nhưng các nhà nghiên cứu từ chối phỏng vấn vì họ làm việc cho quân đội.

Theo bài báo khác đăng trên eLight ngày 11.6, một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Cui Tiejun đứng đầu tại Đại học Đông Nam (thành phố Nam Kinh, miền đông Trung Quốc) đã thiết lập giao tiếp giữa hai người tình nguyện bằng công nghệ tương tự.

Siêu bề mặt do nhóm của Cui Tiejun lập trình đã gửi thông điệp từ người này sang người khác bằng cách chuyển đổi tín hiệu não thành sóng vô tuyến.

Theo Một Thế giới

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.