Cách phòng chống sốc nhiệt mùa nắng nóng

Sốc nhiệt, say nắng (các bệnh do nhiệt) là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao do tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc do hoạt động gắng sức, điều này dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.

1. Bệnh do nhiệt là gì?

Bệnh do nhiệt bao gồm một số rối loạn ở mức độ nghiêm trọng từ chuột rút cơ bắp, kiệt sức do nóng đến say nắng, có thể là một trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng. Hiện nay số người tử vong do nhiệt ở các quốc gia ngày càng gia tăng và dự kiến sẽ tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ tới khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, bệnh nhân bị kiệt sức do nhiệt dễ dàng bị mất sức và khó duy trì chức năng thần kinh bình thường. Trong cơn say nắng, các cơ chế bù nhiệt cho quá trình tản nhiệt bị lỗi và chức năng thần kinh trung ương bị suy giảm, cần nghĩ đến say nắng ở tất cả các bệnh nhân bị tăng thân nhiệt và thay đổi trạng thái tâm thần.

Nắng nóng dễ dẫn tới sốc nhiệt...
Nắng nóng dễ dẫn tới sốc nhiệt...

Sốc nhiệt là tình trạng gây ra bởi cơ thể quá nóng, thường do tiếp xúc kéo dài hoặc gắng sức ở nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Đây là hình thái tổn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất.

Cơ thể nhận nhiệt đến từ: Môi trường; sự trao đổi chất.

Lượng nhiệt tỏa ra xảy ra thông qua da qua các cơ chế sau:

Bức xạ: Truyền nhiệt cơ thể trực tiếp vào môi trường làm mát bằng bức xạ hồng ngoại, quá trình không cần chuyển động không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Bốc hơi: Làm mát bằng cách bốc hơi nước (ví dụ như mồ hôi).

Đối lưu: Chuyển nhiệt đến không khí mát (hoặc chất lỏng) thông qua vùng da tiếp xúc.

Truyền dẫn: Truyền nhiệt từ bề mặt ấm lên bề mặt mát hơn nhờ tiếp xúc trực tiếp.

Sự đóng góp của mỗi cơ chế này khác nhau phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, bức xạ cung cấp 65% cơ chế làm mát. Sự bốc hơi thông thường cung cấp 30% cơ chế làm mát, thoát hơi nước và sản xuất nước tiểu và phân cung cấp khoảng 5% cơ chế làm mát của cơ thể.

Khi nhiệt độ môi trường > 35°C, tình trạng bay hơi gần như chiếm toàn bộ lượng nhiệt tỏa ra. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đổ mồ hôi bị giới hạn bởi diện tích bề mặt cơ thể và độ ẩm xung quanh. Khi độ ẩm >75%, nhiệt mất đi do bay hơi giảm rõ rệt. Nếu cả nhiệt độ và độ ẩm môi trường đều cao thì nguy cơ mắc bệnh do nhiệt tăng lên rõ rệt.

Cơ thể có thể bù đắp cho những thay đổi lớn về nạp nhiệt, nhưng việc tiếp xúc với nhiệt kéo dài hoặc quá nhiều vượt quá khả năng tản nhiệt sẽ làm tăng nhiệt độ trung tâm. Tăng nhiệt độ trung tâm vừa phải, thoáng qua có thể chấp nhận được, nhưng tăng nhiệt độ nghiêm trọng (thường là > 41°C) có thể dẫn đến thoái hóa protein và giải phóng các cytokine gây viêm. Kết quả là rối loạn chức năng tế bào có thể xảy ra và một đợt viêm có thể được kích hoạt, dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan tương tự như sau sốc kéo dài.

Các cơ chế bù trừ bao gồm phản ứng ở giai đoạn cấp tính giúp điều hòa phản ứng viêm (bằng cách kích thích sản xuất protein làm giảm sản sinh các gốc tự do và ức chế giải phóng các enzym phân giải protein). Ngoài ra, tăng nhiệt độ trung tâm kích hoạt biểu hiện của protein sốc nhiệt. Khi nhiệt độ tăng quá cao hoặc kéo dài, các cơ chế bù trừ bị quá tải, cho phép xảy ra hội chứng viêm và rối loạn chức năng đa cơ quan.

Nhiệt lượng được điều chỉnh bởi sự thay đổi lưu lượng máu qua da và sản xuất mồ hôi. Dòng máu qua da từ 200 - 250 mL/phút, ở nhiệt độ bình thường nhưng tăng lên 7 - 8 L/phút với áp lực nhiệt cao (và tạo điều kiện mất nhiệt do các phương pháp đối lưu, dẫn nhiệt, truyền nhiệt và bay hơi). Ngoài ra, stress nhiệt làm tăng tiết mồ hôi từ không đáng kể đến > 2 L/giờ, có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước và điện giải nặng.

2. Nguyên nhân gây bệnh do nhiệt (sốc nhiệt)

Rối loạn nhiệt là do kết hợp tăng nhiệt lượng vào và giảm sản lượng thải ra. Nhiệt lượng vào quá mức thường là kết quả của sự gắng sức, nhiệt độ môi trường cao, hoặc cả hai. Rối loạn do bệnh và sử dụng thuốc kích thích có thể làm tăng sản xuất nhiệt.

Làm mát kém có thể là kết quả của béo phì, độ ẩm cao, nhiệt độ môi trường cao, mặc quần áo dày và bất cứ điều gì làm tổn thương cơ chế đổ mồ hôi hoặc bay hơi mồ hôi.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang cho biết, bệnh do nhiệt bị trầm trọng hơn bởi những điều sau đây: Không có khả năng chịu được việc nhu cầu tim mạch tăng lên (ví dụ do lão hóa, suy tim, bệnh thận mãn tính, rối loạn hô hấp, suy gan); mất nước; rối loạn điện giải.

Người cao tuổi và trẻ em là những đối tượng có nguy cơ cao với bệnh do nhiệt:

- Người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn vì họ thường dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ, có tỷ lệ mất nước và suy tim cao hơn, đồng thời bị mất protein do sốc nhiệt do tuổi tác.

- Trẻ em có nguy cơ cao do tỷ lệ bề mặt da cơ thể - khối lượng lớn hơn và tốc độ sản xuất mồ hôi chậm. Trẻ em chậm hơn để thích nghi với khí hậu và ít đáp ứng cảm giác khát.

Cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ đều có thể có khó khăn chủ động rời khỏi môi trường nóng.

Người cao tuổi là đối tượng nguy cơ cao dễ bị sốc nhiệt do nắng nóng.
Người cao tuổi là đối tượng nguy cơ cao dễ bị sốc nhiệt do nắng nóng.

3. Phòng chống bệnh do nhiệt (sốc nhiệt) như thế nào?

Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang nên thực hiện các biện pháp sau để giúp ngăn ngừa bệnh do nhiệt:

- Trong thời tiết nóng quá, người cao tuổi và trẻ em không nên ở trong các khu nhà không thoáng khí (mà không có hệ thống làm mát), không nên ở lại trong xe ô tô khi nắng nóng.

- Nếu có thể, hãy tránh những hoạt động gắng sức trong một môi trường rất nóng hoặc không gian không đủ thoáng khí và không nên mặc quần áo cách nhiệt kém.

- Kiểm tra cân nặng sau khi tập thể dục hoặc làm việc nặng để theo dõi lượng nước mất. Những người bị mất từ 2 - 3% trọng lượng cơ thể nên được nhắc nhở uống nhiều chất lỏng và hồi phục 1kg trọng lượng trước khi bắt đầu tập luyện ngày hôm sau. Nếu lượng nước mất > 4% trọng lượng cơ thể, hoạt động nên được giới hạn trong 1 ngày.

- Nếu không thể tránh khỏi việc gắng sức trong môi trường nóng, cần bổ sung nước bằng cách uống thường xuyên, và việc bốc hơi nước phải được tạo điều kiện bằng cách mặc quần áo thoáng mát hoặc sử dụng quạt trong quá trình làm việc.

Dưới đây là một số cách cụ thể:

3.1 Hydrat hóa

Duy trì đủ lượng chất lỏng và natri giúp ngăn ngừa các bệnh do nhiệt gây ra. Vì vậy, nên bổ sung nước dù có khát hay không, do sự hấp thụ nước tối đa trong ruột là khoảng 20 mL/phút (1.200 mL/giờ – thấp hơn tốc độ mồ hôi ra lớn nhất 2.000 mL/giờ.

Việc gắng sức kéo dài gây ra mất mồ hôi rất cao đòi hỏi thời gian nghỉ ngơi làm giảm tỷ lệ mồ hôi và cho phép thời gian để bù nước.

Theo TS. Lương y Phùng Tuấn Giang, chất lỏng hydrat hóa tốt nhất để sử dụng phụ thuộc vào lượng nước, chất điện giải dự kiến, phụ thuộc vào thời gian, mức độ gắng sức cùng với các yếu tố môi trường và liệu người đó có thích nghi được không. Để sự hấp thụ dịch tối đa, đồ uống có chứa carbohydrate có thể làm tăng lượng hấp thu chất lỏng hơn 30 % so với nước đơn thuần. Nước giải khát chứa 6 hoặc 7% carbohydrate được hấp thu nhanh nhất. Nên tránh nồng độ carbohydrate cao vì chúng có thể gây co thắt dạ dày và trì hoãn việc hấp thu.

Tuy nhiên, đối với hầu hết các tình huống và hoạt động, nước suối là phù hợp để hydrat hóa để tránh mất nước. Hạ natri máu đáng kể đã xảy ra ở những vận động viên luyện tập kéo dài, những người uống nước nguyên chất thường xuyên trước, trong và sau khi tập thể dục mà không bổ sung thêm natri.

Người hoạt động cường độ cao hoặc những người đổ mồ hôi nhiều có thể mất ≥20g natri/ngày, làm chuột rút dễ xảy ra hơn… cần phải thay thế sự mất mát natri bằng thức uống và thức ăn.

3.2 Sự thích nghi khí hậu

Việc gia tăng dần dần mức độ và số lượng công việc được thực hiện trong nhiệt độ nóng cuối cùng dẫn đến việc làm quen với khí hậu, cho phép mọi người làm việc an toàn ở nhiệt độ mà trước đây không thể chấp nhận hoặc đe doạ đến tính mạng. Để đạt được lợi ích tối đa, thói quen khí hậu thường đòi hỏi phải mất 8 - 11 ngày trong môi trường nóng với một số bài tập hàng ngày (từ 1 - 2 giờ/ngày với cường độ gia tăng từng ngày).

Làm quen với khí hậu làm tăng đáng kể lượng mồ hôi tạo ra ở một mức độ gắng sức nhất định và giảm rõ rệt lượng chất điện giải của mồ hôi và nguy cơ bị bệnh do nhiệt. Những người không thích nghi với cơ thể dễ bị chuột rút do nhiệt hoặc các bệnh nhiệt khác khi gắng sức kéo dài và có thể cần phải tăng lượng natri của họ.

3.3 Điều chỉnh mức độ hoạt động

Khi có thể, mọi người nên điều chỉnh mức độ hoạt động dựa trên môi trường và bất kỳ thiết bị làm giảm tổn thương do nóng. Thời gian làm việc nên rút ngắn và thời gian nghỉ ngơi tăng lên khi:

Nhiệt độ tăng. Độ ẩm tăng. Khối lượng công việc nặng hơn. Mặt trời chiếu sáng mạnh hơn. Không có gió...

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.