Cẩm Xuyên bố trí, sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng dôi dư sau sáp nhập xã

(Baohatinh.vn) - Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đến nay, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang nỗ lực tìm các phương án để sử dụng có hiệu quả một số cơ sở hạ tầng dôi dư.

Theo Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14, ngày 21/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Cẩm Xuyên đã tiến hành sắp xếp 7 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn gồm: xã Yên Hòa trên cơ sở sáp nhập Cẩm Yên và Cẩm Hòa; xã Nam Phúc Thăng trên cơ sở sáp nhập 3 xã Cẩm Nam, Cẩm Phúc, Cẩm Thăng; xã Cẩm Huy sáp nhập vào thị trấn Cẩm Xuyên.

Cẩm Xuyên bố trí, sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng dôi dư sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, các xã mới hoạt động ổn định, đội ngũ cán bộ dôi dư được bố trí, sắp xếp hợp lý.

Sau sáp nhập, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, bán chuyên trách dôi dư được bố trí sắp xếp hợp lý, đảm bảo sự vận hành ổn định của bộ máy hành chính mới. Đối với cơ sở hạ tầng dôi dư, khoảng 8 tháng sau sáp nhập, cơ bản các địa phương đã tìm ra lời giải cho việc bố trí sử dụng.

Xã Nam Phúc Thăng được sáp nhập trên cơ sở 3 xã: Cẩm Nam, Cẩm Thăng, Cẩm Phúc. Sau sáp nhập, trung tâm hành chính xã mới được đặt ở Cẩm Thăng nên dôi dư ra 2 trụ sở hành chính xã và 2 trạm y tế xã.

Ông Phạm Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng cho biết, trụ sở hành chính xã Cẩm Phúc cũ đã có quyết định điều chuyển cho Trường THCS Nam Phúc Thăng làm nhà hiệu bộ và các phòng chức năng. Trạm y tế xã thì điều chuyển cho Trường Mầm non Nam Phúc Thăng 2 làm nhà hành chính và bếp ăn. Sau khi có quyết định điều chuyển, các trường đang tiến hành cải tạo, sửa chữa để kịp đưa vào sử dụng trong năm học 2020-2021.

Cẩm Xuyên bố trí, sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng dôi dư sau sáp nhập xã

Đến nay, trạm y tế và trụ sở hành chính xã Cẩm Phúc cũ đã được điều chuyển cho các trường (Trong ảnh: Trường mầm non Nam Phúc Thăng cải tạo lại trạm y tế làm nhà hành chính và bếp ăn).

Trụ sở hành chính cũ của xã Cẩm Nam cũ nằm ở vị trí giao thông thuận lợi nên địa phương dự kiến liên kết với các đơn vị có năng lực để làm cơ sở thu mua chế biến nông sản cho người dân hoặc thành lập hợp tác xã nông nghiệp.

“Với vị trí nằm ở mặt tiền, nếu tiến hành đấu giá thì rất dễ dàng và chính quyền xã còn thu được nguồn ngân sách rất lớn. Tuy nhiên, xã muốn có một giải pháp mang lại lợi ích lâu dài hơn và bền vững hơn cho sự phát triển kinh tế của địa phương nên quyết định đưa ra 2 phương án như vậy” - ông Tuấn chia sẻ thêm.

Với Trạm y tế xã Cẩm Nam cũ, sau khi bùng phát dịch Covid-19, nơi đây đã được UBND huyện Cẩm Xuyên trưng dụng làm khu cách ly tập trung của huyện. Dự kiến vào tháng 12/2020, nơi đây sẽ chuyển làm trụ sở cho 2 thôn Nam Thịnh và Tiến Hưng sau khi sáp nhập lại.

Cẩm Xuyên bố trí, sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng dôi dư sau sáp nhập xã

Trong năm nay, trụ sở hành chính xã Cẩm Nam cũ sẽ được chuyển làm khu chế biến nông sản hoặc dịch vụ HTX nông nghiệp.

Tại xã Yên Hòa, trụ sở hành chính xã Cẩm Yên cũ được chính quyền địa phương định hướng sử dụng làm trung tâm thương mại, dịch vụ. Hiện nay, địa phương đang triển khai các bước để kêu gọi nhà đầu tư.

Đối với trạm y tế xã dôi dư, do đặc thù sau sáp nhập địa bàn khá rộng nên để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, xã đã đề xuất với Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên bố trí làm cơ sở 2 của Trạm y tế xã Yên Hòa.

Sau sáp nhập vào thị trấn Cẩm Xuyên, toàn bộ trụ sở hành chính xã, trạm y tế, trường tiểu học xã Cẩm Huy đều bị dôi dư. Địa phương đã có phương án chi tiết để bố trí, sử dụng hiệu quả.

Cẩm Xuyên bố trí, sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng dôi dư sau sáp nhập xã

Trụ sở hành chính xã Cẩm Huy sẽ được chuyển đối làm dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Ông Hoàng Văn Chương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên cho biết, đối với trụ sở xã Cẩm Huy cũ, hiện nay đã có một doanh nghiệp đề xuất làm dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân gắn với đó là chế biến dược liệu.

Cơ sở vật chất của Trường Tiểu học Cẩm Huy cũ đang được thị trấn kêu gọi đầu tư trường mầm non tư thục. Hiện nay doanh nghiệp đang xúc tiến các bước để đầu tư trong thời gian sớm nhất.

Nhờ sớm có các giải pháp, Cẩm Xuyên đã và đang sử dụng hợp lý cơ sở hạ tầng dôi dư, tránh tình trạng lãng phí và tránh việc các trụ sở bỏ hoang làm mất mỹ quan khu dân cư, đô thị.

Chủ đề Sáp nhập xã ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chiều 9/7, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền.
Tập trung GPMB dự án đường sắt tốc độ cao qua Hà Tĩnh

Tập trung GPMB dự án đường sắt tốc độ cao qua Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà yêu cầu các sở, ngành tích cực phối hợp với các xã, phường có tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án.
Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân

Cơ quan chuyên môn và các địa phương ở Hà Tĩnh đã mở đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, tạo thuận lợi cho người dân.
[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

[Motion Graphics] Những việc cán bộ, công chức không được làm

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh có trụ sở mới

Nhiều sở, ngành Hà Tĩnh đã được bố trí trụ sở làm việc mới, đảm bảo đồng bộ, khang trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào vận hành.
Một ngày ở "cửa ngõ" chính quyền cơ sở

Một ngày ở "cửa ngõ" chính quyền cơ sở

Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Kỳ Anh những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Tĩnh, đã tiếp nhận và trả kết quả kịp thời, tạo được niềm tin và sự hài lòng của người dân.
Nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số

Nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị nghiên cứu thành lập văn phòng chuyên sâu về chuyển đổi số để kết nối với các sở, ngành và 69 xã, phường trong việc triển khai nhiệm vụ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.