(Baohatinh.vn) - Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sẽ ra quân đồng loạt "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số" từ 1-10/10.
Sáng 1/10, UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ phát động trực tuyến Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 và tham gia Cuộc thi “An toàn thông tin trên không gian mạng” đến 23 điểm cầu xã, thị trấn trên toàn huyện.
Thực hiện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm nay, từ 20/9 đến hết tháng 10, huyện Cẩm Xuyên tổ chức đợt thi đua cao điểm với nhiều hoạt động hưởng ứng. Trong đó, hoạt động trọng tâm của địa phương là phát động và triển khai chiến dịch ra quân đồng loạt “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số”, cài đặt chữ ký số công cộng của tổ chuyển đổi số cộng đồng trên toàn huyện. Chiến dịch được triển khai trong 10 ngày (1 - 10/10).
Tại buổi lễ, UBND huyện Cẩm Xuyên đã phát động, kêu gọi các ngành, xã/thị trấn và các tầng lớp nhân dân tích cực chung tay, tham gia chuyển đổi số; tổ chức các phong trào thi đua, cuộc thi, hội thi tìm hiểu về chuyển đổi số...
Ngay sau lễ phát động, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan UBND huyện và các xã/thị trấn đã tham gia cuộc thi "An toàn thông tin trên không gian mạng" do Sở TT&TT tổ chức.
Lễ phát động trực tuyến Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 của huyện Cẩm Xuyên nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Qua đó, chính quyền địa phương lan tỏa mạnh mẽ về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân trên địa bàn huyện; thúc đẩy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để bảo đảm thành công của công cuộc chuyển đổi số.
Giáo sư Tùng Bùi từ Đại học Hawaii cho rằng doanh nghiệp Việt không có nhiều tiền để xây dựng cỗ máy AI, nhưng có thể áp dụng AI để tăng giá trị cạnh tranh.
Việc triển khai Đề án 06 trên địa bàn Hà Tĩnh nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển KT-XH, mang lại lợi ích cụ thể, thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Với căn cước công dân gắn chip, khách hàng có thể tự xác thực sinh trắc học bằng ứng dụng giao dịch trực tuyến, nếu không có phải tới trực tiếp ngân hàng.
Chuyển đổi số báo chí không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về công nghệ mà còn là sự thay đổi trong cách thức tiếp cận, sản xuất và phân phối nội dung. Nội dung số trở thành yếu tố then chốt, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của báo chí hiện đại. Vấn đề này đang được Báo Hà Tĩnh đẩy mạnh và bước đầu đã mang lại hiệu quả rõ nét.
Hoạt động đào tạo trực tuyến tại Trường Đại học Hà Tĩnh ra đời như một tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 và mang lại nhiều cơ hội học tập cho sinh viên.
Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc do Trung tâm Công nghệ thông tin phối hợp Phòng Tổ chức - Hành chính (Trường Đại học Hà Tĩnh) nghiên cứu và đưa vào ứng dụng, đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của đơn vị.
Công nghệ thanh toán EMV Open-Loop trên xe buýt vừa được triển khai tại TP HCM góp phần thúc đẩy nền kinh tế số và thương mại điện tử tại Việt Nam, từng bước tiến tới thành phố thông minh trong một chạm. Sự kiện ra mắt công nghệ này được Công ty cổ phần OneFin Việt Nam cùng Mastercard tổ chức.
Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng Quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024.
Hà Tĩnh kiến nghị các cấp, ngành sớm tham mưu Chính phủ sửa đổi Nghị định 73/2019/NĐ-CP để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.
Các nhà khoa học đã đạt được tiến triển trong việc cải thiện dự báo lượng mưa bằng cách sử dụng một phương pháp mới kết hợp vật lý và trí tuệ nhân tạo.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang trở thành thói quen phổ biến với nhiều người dân Hà Tĩnh. Giờ đây, người dân đi chợ mua sắm chỉ cần mang theo điện thoại thông minh.
Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) sẽ hỗ trợ ngành nông nghiệp Hà Tĩnh các nội dung trong quá trình thực hiện đề án chuyển đổi số.
Ở Hà Tĩnh, dù còn gặp khó khăn trong hành trình chuyển đổi số nhưng những công dân số đang từng bước chiếm lĩnh tri thức, làm chủ KHKT, phát triển thị trường..., hướng tới một nền kinh tế số, xã hội số.
Để giúp con trở thành công dân số, nhiều bậc phụ huynh ở Hà Tĩnh đã bắt đầu quan tâm đến việc cho trẻ tham gia các khóa học lập trình phát triển sự sáng tạo và rèn luyện khả năng tương tác xã hội.
Năm 2024, ngành TT&TT Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các đề án, chương trình chuyển đổi số trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Nghị quyết 119/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh có ý nghĩa khích lệ to lớn, giúp các tổ chuyển đổi số cộng đồng thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng công dân số tại địa bàn dân cư.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm cao hơn nữa, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 27/12/2023, Công ty VinBigdata (Tập đoàn Vingroup) chính thức đưa vào hoạt động ứng dụng ViGPT - phiên bản ChatGPT đầu tiên ở Việt Nam mở cho người dùng cuối.
Năm 2023, Hà Tĩnh có được sự tăng hạng vượt bậc, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình chuyển đổi số (CĐS). Tỉnh luôn xem đây là cơ sở để thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh khá trong khu vực và cả nước.
Đến nay, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng đạt trên 90%, đảm bảo minh bạch, hiệu quả và an toàn.
Chương trình tập huấn giúp các doanh nghiệp, doanh nhân Hà Tĩnh nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong điều hành, quản lý, sản xuất và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Chương trình đào tạo trực tuyến trên nền tảng chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh được phát động với mục đích đồng bộ triển khai các giải pháp nhằm trang bị cho người dân sẵn sàng tham gia, thụ hưởng các thông tin, dịch vụ trên không gian mạng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ “cướp” mất hay tạo thêm công việc cho con người? AI có thể vượt tầm kiểm soát của con người và “nổi loạn” như trong các bộ phim viễn tưởng?...
ChatGPT là ứng dụng AI đầu tiên thu hút hàng trăm triệu người dùng, tuy nhiên công nghệ AI tạo sinh vẫn còn nhiều lỗ hổng và các công ty đang tìm cách cải thiện.