Núi Hồng - Sông La

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Sau những ngày dầm mình trong lũ chồng lũ, nhiều cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh chỉ mong có một bữa ăn ngon, một giấc ngủ yên bên gia đình, không vướng bận lo toan…

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!
Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Những ngày lũ lịch sử, cũng như những cán bộ thôn ở vùng ngập lụt xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà), anh Phạm Đình Hòa - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Sơn Trình không biết đến một bữa ăn ngon, một giấc ngủ yên. Thậm chí, căn nhà ngập nước của mình cũng chưa kịp dọn dẹp, bởi cứ 5 - 6h sáng hôm nay anh đi thì đến 1 - 2h sáng hôm sau mới trở về.

Những ngày nước dâng cao, anh cùng với một số người trong thôn chèo thuyền vào tận từng hộ dân đưa người đi tránh lũ. Ngôi nhà ngập nước của anh với 3 đứa con nhỏ (đứa lớn nhất mới chỉ lên 9) và người mẹ già bị gãy tay đành để một mình vợ lo liệu.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Anh Hòa cho biết: “Sơn Trình là thôn ngập sâu nhất của xã, đợt lũ vừa rồi có những ngôi nhà ngập sâu đến hơn 2m, nhiều hộ già cả, neo đơn. Thế nên lúc nước lên chẳng kịp nghĩ̃ gì nhiều, chỉ biết rằng phải cố gắng đưa bà con lên trú ở những nhà cao càng nhanh càng tốt. Thuyền nhỏ nên ưu tiên người già, trẻ em, chúng tôi phải ngâm mình trong nước đẩy thuyền”.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Dù tuổi đã ngoài 70 nhưng những ngày mưa lũ vừa qua, chẳng nề hà vất vả, Bí thư Chi bộ tổ dân phố 1 (TDP) - phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) Lê Hữu Chế vẫn dầm mình trong mưa lũ để hỗ trợ người dân di dời và tiếp tế lương thực.

Tất bật với việc chung, 2h chiều mới là lúc ông Chế ăn vội bữa cơm trưa và đến 9h đêm ông mới ghé về nhà ăn tối. Bưng bát cơm đã nguội lạnh, ông Chế đứng trong nước lũ ăn vì căn nhà vợ chồng ông nước cũng đã dâng cao. “Ăn nhanh để còn đi tiếp tế lương thực cho bà con, vùng nào ngập sâu phải đưa dân sơ tán ngay” - ông Chế nói.

Giờ đây, khi nước đã rút thì đôi ủng, chiếc áo mưa, mũ cối và đèn pin vẫn là vật bất ly thân của ông. Ông Chế chia sẻ: “Mùa này mưa lũ, mình phải chủ động trong mọi tình huống mới mong có thể hỗ trợ người dân.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

...

Dù tuổi đã cao nhưng ông Chế vẫn luôn sẵn sàng lên đường trong mùa mưa lũ.

Là địa phương thấp trũng, đợt lũ vừa rồi, thôn 7 - xã Hương Thuỷ (Hương Khê) bị cô lập, 70% nhà dân nước ngập đến vườn, nhà văn hóa thôn ngập gần nửa mét. Thế nhưng những thiết chế trong nhà văn hóa đều an toàn, khô ráo.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Mùa mưa lũ này, đây đã là lần thứ 6 ông Nguyễn Đắc Nội lên kê dọn đồ ở nhà văn hóa thôn.

Ông Nguyễn Đắc Nội - Bí thư Chi bộ thôn 7 cười hiền: “Hễ nghe đài dự báo mưa lớn và nguy cơ lũ lụt là tôi phải lập tức chạy lên nhà văn hóa thôn kê gác đồ đạc lên cao. Đợt mưa lũ trong tháng 9, tháng 10 vừa rồi tôi đã phải 6 lần lên đây kê gác, dọn dẹp đồ đạc rồi”.

“Thóc lúa, đồ đạc nhà mình kê sau chứ đồ của thôn là phải kê trước. Tài sản của mình mất thì mình đành chịu, chứ tài sản của cả thôn không may ướt nước rồi bà con lấy gì mà gom góp bù lại” - ông Nội phân trần.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Không chỉ quên mình cứu dân trong lũ, khi nước vẫn đang trắng xóa khắp làng mạc, chính những cán bộ thôn lại tiếp tục làm tình nguyện viên rẽ sóng, dẫn đường để đưa các đoàn thiện nguyện vào thôn cứu trợ.

Cuốn sổ ghi danh sách các hộ thiệt hại trong lũ kẹp chặt bên cánh tay, điện thoại luôn kề bên tai, đôi chân mang ủng, bà Nguyễn Thị Thanh - Thôn trưởng thôn Cao Thắng, xã Thạch Thắng (Thạch Hà) tất tả đi như chạy về phía nhà văn hóa thôn để kịp phát quà cho bà con.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Hộ ông A. mất bò, mất gà; hộ bà B. thiệt hại lúa, ngô… phải làm sao cân đối các phần quà hỗ trợ cho hợp lý, hợp tình… “Được nhiều đoàn thiện nguyện đến động viên, chia sẻ với thôn mình thì dù mệt mấy tôi cũng thấy vui. Thế nhưng, quà thì có hạn mà hộ dân thiệt hại thì nhiều nên sau khi đoàn đi rồi, cán bộ thôn mới thấm hết những khó khăn, tủi thân” - bà Thanh chia sẻ.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Đôi mắt đỏ hoe, bà Thanh chia sẻ: “Có những người tìm đến tận nhà có những lời lẽ không hay vì cho rằng, tôi “ăn chặn” suất cứu trợ của họ. Trong khi, thực tế là tôi còn chẳng dám nhận suất quà hỗ trợ mà lẽ ra mình cũng xứng đáng. Thậm chí, tôi còn dùng mạng xã hội đăng tải các hoàn cảnh khó khăn trong thôn để mọi người biết giúp đỡ…”.

Niềm động viên duy nhất mà bà Thanh có được là sự cảm thông, ghi nhận của những người dân hiểu rõ sự tình. Bà Hồ Thị Tứ (SN 1939) - người dân trong thôn chia sẻ: “Ông bà già rồi, nước vào chẳng biết kêu ai, may thay có vợ chồng chị Thanh nấu cơm mang đến cứu đói. Nước rút, dù biết có quà cứu trợ nhưng ông bà không thể đi nhận được thì chị ấy lại là người mang đến tận nơi”.

Trong những ngày mưa lũ dâng cao, nhiều đoàn thiện nguyện đến với thôn Sơn Trình (xã Tân Lâm Hương) mong muốn được tiếp cận từng hộ dân. Không ai khác, anh Hòa - Bí thư Chi bộ kiêm Thôn trưởng lại là người chèo thuyền đến từng nhà, giới thiệu hoàn cảnh để các nhà hảo tâm yên tâm gửi gắm tấm lòng.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Sơn Trình chủ trì cuộc họp thôn để bàn về các kế hoạch khắc phục sau lũ.

“Mệt lắm chứ, nhưng cứ có người về với bà con là chúng tôi lại thấy ấm lòng. Lúc mọi việc đang êm xuôi thì lại xảy ra một chuyện khiến tôi thấy chạnh lòng”- anh Hòa trầm giọng.

Những ngày sau lũ, thôn Sơn Trình may mắn được đón đoàn thiện nguyện về trao quà hỗ trợ. Lúc đó, anh Hòa cũng đề nghị hỗ trợ thôn 1 suất quà trị giá 10 triệu đồng với mục đích sửa chữa, mua mới các thiết chế văn hóa đã bị ngâm trong nước lũ và được nhà hảo tâm đồng ý. Thế nhưng, có người chưa kịp hiểu đã nghĩ anh tư lợi làm của riêng. Không chỉ thế, một số con em xa quê chưa rõ ngọn ngành đã lên facebook đăng thông tin về việc người thân của mình ở thôn chưa được nhận quà cứu trợ trong khi trưởng thôn thì có.

Anh Hòa chia sẻ: "Tôi không trách bà con đâu. Việc tôi làm có hàng trăm người dân ở đây biết, một vài người họ chưa hiểu nên mới ý kiến trái chiều như vậy. Tôi chỉ tâm niệm, cứ sống bằng cái tâm, hướng về lẽ phải với tinh thần trách nhiệm, rồi người dân họ sẽ hiểu cả thôi”. Nói rồi anh chia tay vội, bởi còn phải chuẩn bị cùng một số bà con trong thôn lên đường đi giúp người dân vùng lũ Nghệ An sau lũ…

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Cán bộ thôn ở xã Cẩm Duệ tất bật tham gia công tác tiếp nhận, phân bổ quà cứu trợ.

Đã nhiều đêm thức trắng đón đoàn cứu trợ, đến lúc này, nước đã rút nhưng ông Phan Thanh Mại - Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Tân Mỹ, Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) cùng các cán bộ thôn ở đây vẫn chưa ngơi tay.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Cùng là nạn nhân của thiên tai, nhưng ông Mại và nhiều cán bộ thôn vùng lũ vẫn nhường những suất quà cứu trợ cho dân. “Nhà ngập sâu, nước rút để lại bao nhiêu thứ ngổn ngang nhưng không thể về dọn dẹp. Chúng tôi cứ chạy theo việc làng, việc xã, cố gắng để những phần quà cứu trợ đến với người dân kịp thời nhất. Về phần mình, có thế nào hay thế ấy cũng không dám đòi hỏi gì” - ông Mại chia sẻ.

Nước lũ đã rút, nhưng người Bí thư Chi bộ tuổi 70 Lê Hữu Chế, ở TDP 1, phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) chưa hề nghỉ ngơi. Bởi mấy ngày nay, ông đang cùng mấy người trong tổ giúp các gia đình neo đơn, hoàn cảnh khó khăn họ dọn dẹp, kê lại đồ đạc...

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Bây giờ cũng là lúc phải thống kê lại thiệt hại của bà con để có có hướng giải quyết phù hợp, sát thực tiễn trong thời gian tới. Ông Chế nói, “Hộ nào cần ngôi nhà kiên cố, hộ nào cần hỗ trợ kế sinh nhai... tất cả phải được rà soát, xác minh rõ ràng. Có như thế mới giúp họ vượt qua khó khăn một cách bền vững”.

Cán bộ thôn ở vùng lũ Hà Tĩnh - nỗi niềm biết tỏ cùng ai!

Ông Lê Hữu Chế khảo sát tình hình thiệt hại của các hộ dân trong tổ dân phố để sớm tìm giải pháp hỗ trợ .

Vất vả, nhọc nhằn và có cả những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai, thế nhưng những cán bộ thôn vùng lũ Hà Tĩnh vẫn hết lòng với nghiệp “vác tù và”. Nay mai khi nước lũ rút hẳn, họ lại là những người tiên phong xắn tay áo cùng bà con vực dậy niềm tin và gom góp những gì còn sót lại xây dựng cuộc sống mới. Với họ, chỉ cần một chút sẻ chia, một nụ cười hay một cái nắm tay động viên từ người dân thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua!

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống