Cận cảnh điện Thái Hòa dát 300 lạng vàng sau 3 năm đại trùng tu, mở cửa đón khách

Điện Thái Hòa - ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng cung Huế - đã mở cửa trở lại đón khách sau 3 năm đại trùng tu.

Điện Thái Hòa - nơi các vua triều Nguyễn ngự trên ngai vàng điều hành đất nước - đã hoàn thành việc tu bổ sau khoảng thời gian dài xuống cấp nghiêm trọng.

Trong ngày khánh thành trùng tu điện Thái Hòa, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện lễ thiết đại triều dưới thời Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH
Trong ngày khánh thành trùng tu điện Thái Hòa, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện lễ thiết đại triều dưới thời Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH

Theo sử sách, ngôi điện được khởi công xây dựng vào ngày 22 tháng giêng năm Gia Long thứ 4 (tháng 2 năm 1805) và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm.

Tuy nhiên vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho tái quy hoạch các công trình trong Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa được dời từ vị trí cũ đến vị trí hiện nay.

Bên trong điện đặt ngai vàng, vị trí quyền lực tối cao nhất của triều đình nhà Nguyễn.

Tại các buổi lễ, nhà vua sẽ ngự trên ngai vàng, chỉ có một số ít các hoàng thân được phép đứng chầu hai bên, còn tất cả các quan sẽ phải đứng trên sân Đại triều nghi.

Trải qua hơn 200 năm tồn tại, dù đã nhiều lần trùng tu sửa chữa nhưng điện Thái Hòa cũng không tránh khỏi sự xuống cấp bởi những biến động thời gian, thời tiết và chiến tranh. Đặc biệt sau cơn bão số 5 ngày 23-9-2020, điện Thái Hòa càng xuống cấp nghiêm trọng.

Ngai vàng bên trong điện Thái Hòa - nơi các vua triều Nguyễn ngự ở vị trí chí tôn, điều hành đất nước - Ảnh: NHẬT LINH
Ngai vàng bên trong điện Thái Hòa - nơi các vua triều Nguyễn ngự ở vị trí chí tôn, điều hành đất nước - Ảnh: NHẬT LINH

Dự án trùng tu khẩn cấp điện Thái Hòa được thực hiện từ tháng 11-2021 với tổng kinh phí hơn 128 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 8-2025.

Các nghệ nhân, công nhân của Công ty CP Tu bổ di tích Huế đã tăng ca liên tục để sớm đưa ngôi điện này mở cửa trở lại.

Bên trong điện Thái Hòa ngày hoàn thành trùng tu, đón du khách đến tham quan - Ảnh: NHẬT LINH
Bên trong điện Thái Hòa ngày hoàn thành trùng tu, đón du khách đến tham quan - Ảnh: NHẬT LINH

Ngoài trùng tu các cấu kiện, sơn son lại chi tiết gỗ, khoảng 300 lượng vàng ta đã được dát lên các họa tiết bên trong điện Thái Hòa.

Đến nay việc trùng tu đã hoàn tất, đưa ngôi điện này mở cửa trở lại đón khách tham quan sớm hơn dự kiến một năm.

Một vị quan đọc chiếu chỉ của nhà vua trong lễ thiết đại triều tái hiện tại sân điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH
Một vị quan đọc chiếu chỉ của nhà vua trong lễ thiết đại triều tái hiện tại sân điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH

Tại lễ hoàn thành trùng tu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện buổi lễ thiết đại triều dưới hình thức sân khấu hóa tại điện Thái Hòa, thu hút rất đông du khách tới xem.

Ông Nguyễn Văn Phương, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết điện Thái Hòa được xem là "trái tim" của Hoàng cung Huế, là biểu tượng tiêu biểu và là niềm tự hào cho di sản Huế nói riêng, cho Việt Nam nói chung.

Ông Phương gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý dự án, các nhà thầu tư vấn, thi công, các nghệ nhân đã hoàn thành dự án đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, an toàn và đặc biệt vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra.

Bên trong không gian điện Thái Hòa - nơi đặt ngai vàng triều Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH
Bên trong không gian điện Thái Hòa - nơi đặt ngai vàng triều Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH

Cũng trong ngày 23-11, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành lễ động thổ, chính thức khởi động dự án tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh bên trong Hoàng cung Huế.

Tấm biển "Thái Hòa Điện" cùng hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình được sơn son, thếp vàng - Ảnh: NHẬT LINH
Tấm biển "Thái Hòa Điện" cùng hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình được sơn son, thếp vàng - Ảnh: NHẬT LINH
Toàn bộ hệ thống cửa cùng cấu kiện bằng gỗ được sơn son, thếp vàng thật khiến ngôi điện trở nên lung linh, sang trọng - Ảnh: NHẬT LINH
Toàn bộ hệ thống cửa cùng cấu kiện bằng gỗ được sơn son, thếp vàng thật khiến ngôi điện trở nên lung linh, sang trọng - Ảnh: NHẬT LINH
Chiếc phượng bào được cho là của Nam Phương hoàng hậu trưng bày bên trong điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH
Chiếc phượng bào được cho là của Nam Phương hoàng hậu trưng bày bên trong điện Thái Hòa - Ảnh: NHẬT LINH
Đây là đợt trùng tu lớn sau hơn 200 năm tồn tại của điện Thái Hòa. Việc trùng tu được thực hiện bằng các biện pháp thủ công truyền thống - Ảnh: NHẬT LINH
Đây là đợt trùng tu lớn sau hơn 200 năm tồn tại của điện Thái Hòa. Việc trùng tu được thực hiện bằng các biện pháp thủ công truyền thống - Ảnh: NHẬT LINH
Một du khách nước ngoài thích thú, chụp hình trước vẻ đẹp sang trọng của điện Thái Hòa sau trùng tu - Ảnh: NHẬT LINH
Một du khách nước ngoài thích thú, chụp hình trước vẻ đẹp sang trọng của điện Thái Hòa sau trùng tu - Ảnh: NHẬT LINH
Điện Thái Hòa lung linh về đêm - Ảnh: NHẬT LINH
Điện Thái Hòa lung linh về đêm - Ảnh: NHẬT LINH
tuoitre.vn

Đọc thêm

Nhịp võng của tre

Nhịp võng của tre

Những thanh tre liên kết với nhau thật uyển chuyển trên lối đi đầy màu sắc, đưa dòng người theo đạo ở Hà Tĩnh và du khách gần xa vào những cung đường huyền bí của hang Bê-lem.
Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.